Vệ tinh thời tiết mới nhất chụp được hình ảnh tuyệt đẹp của Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Cái nhìn gần đây nhất về hành tinh của chúng ta đã được vệ tinh thời tiết vừa được phóng lên vũ trụ chụp lại vô cùng chi tiết.

Theo Digital Trends, hình ảnh đầu tiên của một vệ tinh thời tiết được phóng gần đây đã cho thấy cái nhìn về hành tinh xanh của chúng ta với những chi tiết tuyệt đẹp.

Theo đó, vệ tinh European Meteosat Third Generation Imager-1 (MTG) đã được phóng vào tháng 12 năm ngoái với mục đích theo dõi các điều kiện thời tiết trên khắp châu Âu và châu Phi, và nó đã chụp được hình ảnh mới nhất về Trái Đất từ độ cao 22.000 dặm.

Vệ tinh thời tiết European Meteosat Third Generation Imager-1.

Vệ tinh thời tiết European Meteosat Third Generation Imager-1.

Hình ảnh được chụp bằng công cụ có độ phân giải cao Flexible Combined Imager vào tháng 3/2023, thể hiện rõ các khu vực có mây và bầu trời quang đãng, bên cạnh đó là bề mặt Đại Tây Dương, cũng như các vùng đất ở châu Âu và châu Phi. Bạn đọc quan tâm có thể xem hình ảnh gốc với chất lượng cao tại địa chỉ này.

Hình ảnh mới nhất của Trái Đất được chụp bởi vệ tinh thời tiết MTG.

Hình ảnh mới nhất của Trái Đất được chụp bởi vệ tinh thời tiết MTG.

Các công cụ theo dõi trên MTG có độ phân giải cao hơn các công cụ trước đây, vì đây là công cụ đầu tiên thuộc thế hệ vệ tinh thời tiết mới nhất của Châu Âu. Độ phân giải được cải tiến của MTG cho phép nó theo dõi các đặc điểm thời tiết chính xác hơn, đồng thời cung cấp chế độ theo dõi thời tiết di chuyển ra sao trên cả hai lục địa.

Theo nhóm MTG, điều đó sẽ giúp dự báo thời tiết và đối phó với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như các cơn bão. Nhóm nghiên cứu cho biết dữ liệu từ vệ tinh cũng sẽ giúp dự báo thời tiết quốc tế và giám sát biến đổi khí hậu trên hành tinh.

Nguồn: [Link nguồn]

NASA chụp được “tương lai 4 tỉ năm sau của Trái Đất”

Trong chòm sao Cự Xà, một vật thể sáng rực rỡ vừa được Kính viễn vọng không gian James Webb ghi lại, giúp người Trái Đất tận mắt chiêm ngưỡng "khoảnh khắc của tương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Hoàng ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN