Khi trí tuệ nhân tạo “ra tay” chống trộm cắp

Sự kiện: Internet

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đang dần đi vào đời sống. Không chỉ Trung Quốc, mới đây Nhật Bản cũng dùng trí tuệ nhân tạo để ngăn chặn tình trạng trộm cắp ở nước này.

Người Nhật Bản mới đây đã chọn giải pháp giám sát theo dõi bằng hệ thống camera kết nối với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích ngôn ngữ cơ thể của những đối tượng đạo chích khả nghi khi hắn ta đang có ý đồ ra tay trong các cửa hàng, siêu thị. 

Theo báo The Verge - một trang mạng của Mỹ về công nghệ thông tin và truyền thông, hệ thống chống trộm đã được ứng dụng gồm một camera có tầm quan sát 13 mét và góc quét 144 độ kết nối với ứng dụng AI do hãng NTT của Nhật và công ty Earth Eyes sản xuất, trên nền tảng một phần mềm dữ liệu mở của đại học Carnegie Mellon của Mỹ.

Trước khi được đưa vào sử dụng tại Nhật, hệ thống quản lý được cung cấp một gói dữ liệu nguồn chứa các đặc điểm nổi cộm về những kỹ thuật và mánh khóe mà các tay trộm thường dùng để lấy cắp đồ vật trên các kệ hàng hóa.

Khi trí tuệ nhân tạo “ra tay” chống trộm cắp - 1

Trí tuệ nhân tạo đang được nhiều nước sử dụng cho công tác đảm bảo an ninh. Ảnh minh hoạ.

Thực tế cho thấy trước khi ra tay, tên trộm thường có hành động liếc ngang liếc dọc, cẩn trọng quan sát chung quanh, rồi dáo dác tìm nơi có lắp camera hoặc đảo mắt định vị những góc khuất khỏi tầm quan sát của máy quay.

Hệ quản lý theo AI được nạp đầy đủ những "chiêu thức" nói trên để có thể nhận diện ngay những hành động mờ ám của đối tượng "đang có ý đồ".

Và một khi camera đã xác định được đối tượng khả nghi, máy sẽ chụp lại chân dung người này và thông báo ngay cho nhân viên bán hàng thông qua một tin nhắn SMS. Nhân viên phụ trách sẽ tiếp cận đối tượng và lịch sự hỏi anh ta đang cần tìm món hàng gì để giúp đỡ.

Với cách đề phòng này, nhiều cửa hàng lớn tại Nhật như Bic Camera, Kirindo hay Xebio đã hài lòng khi được biết số lượng các mặt hàng bị mất cắp đã giảm đi hơn 1/3 kể từ khi đưa vào sử dụng công nghệ này.

Sức mạnh ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đang dần đi vào đời sống.

Các cảnh sát ở Trung Quốc nói rằng họ có thể dùng trí tuệ nhân tạo để bắt tội phạm.

Hồi tháng 5, các quan chức ở thành phố Gia Hưng phía đông Trung Quốc đã sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) để bắt một kẻ tình nghi giữa cả đám đông hơn 20.000 người tham dự buổi biểu diễn của ca sĩ Hồng Kông Jacky Cheung. Đúng khoảnh khắc đi qua hệ thống an ninh tại buổi hòa nhạc, kẻ tình nghi đã bị đánh dấu: Một thuật toán đã kết hợp khuôn mặt của hắn ta với một hình ảnh từ cơ sở dữ liệu những bức ảnh của tội phạm bị truy nã. Ngay lập tức, nhà chức trách đã bắt giữ người đàn ông này với tội danh ăn cắp lô khoai tây trị giá 17.000 USD.

Tên trộm là kẻ chạy trốn thứ ba bị bắt tại buổi hòa nhạc Jacky Cheung sau nhiều tháng sử dụng phần mềm do Megvii phát triển, một công ty phần mềm có trụ sở tại Bắc Kinh. Nhưng Megvii không phải là công ty duy nhất đi tiên phong trong lĩnh vực đưa trí tuệ nhân tạo vào công nghệ nhận diện khuôn mặt. Chi nhánh thanh toán di động Ant Financial của tập đoàn Alibaba sử dụng tính năng "cười để trả tiền" tại KFC.

Một trường trung học ở Hàng Châu theo dõi mức độ tập trung của học sinh trong lớp bằng camera theo dõi. Cảnh sát giao thông ở Thâm Quyến và các thành phố khác ứng dụng AI để phát hiện ra những kẻ đi "coi trời bằng vung". Một công viên gần đền Thiên đường của Bắc Kinh cũng sử dụng công nghệ trong một nhà vệ sinh công cộng để ngăn chặn nạn ăn cắp giấy vệ sinh.

Tại sao trí tuệ nhân tạo và máy học đang là ”khắc tinh” của bọn hacker?

Trí tuệ nhân tạo và máy học đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến của các nhà bảo mật mạng trước bọn hacker.

 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đ.V/Tổng hợp ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN