Tương lai mạng 5G khi băng tần 6GHz được cấp phép và chuẩn hóa

Sự kiện: Mạng 6G

Tiềm năng kinh tế của mạng 5G đang gặp rủi ro khi các quốc gia có sự khác biệt về băng tần 6GHz quan trọng.

Tương lai của 5G trên toàn cầu đang gặp rủi ro nếu các chính phủ không thống nhất trong việc cấp phép băng tần 6GHz, Hiệp hội Thông tin Di động Thế giới (GSMA) cho biết hôm 17/5.

Theo đó, tốc độ và các khả năng đầy đủ của mạng 5G phụ thuộc vào dải tần trung 6GHz. Tuy nhiên, các chính phủ đã có sự phân hóa: Trung Quốc sẽ sử dụng toàn bộ 1.200MHz ở băng tần 6GHz cho 5G; châu Âu đã phân chia băng tần với phần trên được xem xét cho 5G, nhưng một băng tần 500MHz mới dành cho Wi-Fi;...

Băng tần 6GHz sẽ giúp mở rộng mạng 5G.

Băng tần 6GHz sẽ giúp mở rộng mạng 5G.

Ở một thái cực khác, Mỹ và phần lớn châu Mỹ Latinh tuyên bố không có tài nguyên quý giá nào trong số này sẽ được cung cấp cho 5G mà thay vào đó sẽ được cung cấp cho Wi-Fi và các công nghệ chưa được cấp phép khác.

Băng tần 6GHz không chỉ cần thiết đối với các nhà khai thác mạng di động để cung cấp kết nối nâng cao với giá cả phải chăng, mà còn mang lại tốc độ và dung lượng dữ liệu cần thiết cho các thành phố thông minh, giao thông thông minh và các nhà máy thông minh. Ứớc tính mạng 5G cần 2GHz băng tần trung trong thập kỷ tới để phát huy hết tiềm năng của nó.

“5G có tiềm năng thúc đẩy GDP của thế giới thêm 2,2 nghìn tỉ USD”, John Giusti - Giám đốc điều tiết của GSMA, cho biết. “Nhưng có một mối đe dọa rõ ràng đối với sự tăng trưởng này nếu không có đủ bằng tần 6GHz cho 5G. Sự rõ ràng và chắc chắn là điều cần thiết để thúc đẩy các khoản đầu tư lớn và dài hạn vào cơ sở hạ tầng quan trọng này".

Hội nghị Truyền thông Vô tuyến Thế giới năm 2023 sẽ mang đến cơ hội hài hòa băng tần 6GHz trên các lĩnh vực rộng lớn của hành tinh và giúp phát triển hệ sinh thái.

5G đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tất cả các ngành và lĩnh vực, mở ra làn sóng đổi mới và mang lại lợi ích cho hàng tỷ người. Công nghệ này rất quan trọng đối với các mục tiêu về môi trường và khí hậu vì kết nối thay thế carbon. Tuy nhiên, để tiếp cận tất cả người dùng, các ngành công nghiệp sẽ yêu cầu dung lượng bổ sung mà băng tần 6GHz cung cấp.

Tùy theo nhu cầu từng quốc gia, có thể bổ sung thêm nửa dưới băng tần 6GHz (đoạn từ 5.925 - 6.425MHz) để sử dụng thêm trên nguyên tắc không cần giấy phép (cho tần số) và trung lập về công nghệ (tức là có thể dùng bất cứ công nghệ nào 4G, 5G, 6G...).

Do đó, GSMA kêu gọi các chính phủ:

- Cung cấp ít nhất 6.425 - 7.125MHz cho 5G được cấp phép;

- Đảm bảo các dịch vụ backhaul (là đường truyền dẫn nối từ trạm gốc 5G đến thiết bị mạng lõi) được bảo vệ, để đảm bảo an toàn cho dịch vụ 5G.

- Tùy thuộc vào nhu cầu của các quốc gia, có thể bổ sung thêm nửa dưới băng tần 6GHz (đoạn từ 5.925 - 6.425MHz) để sử dụng thêm trên nguyên tắc không cần giấy phép (cho tần số) và trung lập về công nghệ (tức là có thể dùng bất cứ công nghệ nào 4G, 5G, 6G...).

Đợt này, GSMA cũng đã công bố với Ericsson, Huawei, Nokia và ZTE chi tiết hơn về tầm quan trọng của băng tần 6GHz đối với tương lai của 5G.

Nguồn: [Link nguồn]

Bảng giá gói cước trả trước Viettel có miễn phí data, cuộc gọi

Miễn phí phút gọi nội mạng, ngoại mạng, data truy cập mạng internet,... là những ưu đãi quan trọng của các gói cước này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Mạng 6G Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN