Trò lừa đảo bán vé xem World Cup 2018 đắt gấp 10 lần qua internet

Không ai đảm bảo kẻ lừa đảo sẽ giao vé đúng hẹn và cũng ai không đảm bảo những tấm vé này dùng được.

Theo thông tin từ hãng bảo mật Kaspersky Lab, các chuyên gia bảo mật tại đây vừa xác định được những email lừa đảo được phát tán trước thềm World Cup 2018.

Trò lừa đảo bán vé xem World Cup 2018 đắt gấp 10 lần qua internet - 1

Nội dung một email lừa đảo bán vé xem World Cup 2018.

Theo đó, đây là những email bán vé vào sân xem World Cup 2018 nhưng một số vé được bán gấp 10 lần giá gốc, thậm chí có thể không sử dụng được do thủ tục đăng ký và chuyển nhượng nghiêm ngặt của FIFA. Nguy hiểm hơn, thông qua email lừa đảo, kẻ gian còn có thể lấy cắp tiền và thu thập thông tin cá nhân của người dùng, bao gồm cả thông tin thẻ ngân hàng.

Kaspersky Lab đánh giá, có nhiều yếu tố làm quá trình mua vé xem World Cup 2018 trở nên phức tạp. Chẳng hạn, vé chỉ được bán trên website chính thức của FIFA và phải qua nhiều thủ tục phức tạp vì lý do bảo mật. Quá trình đặt vé diễn ra qua 3 bước và mỗi người chỉ được mua 1 vé. Riêng với vé khách mời là trường hợp ngoại lệ, cho phép người mua mua thêm tối đa 3 vé; tuy nhiên, chúng được đăng ký với tên cụ thể và chỉ được thay đổi khi chủ sở hữu uỷ quyền chuyển nhượng vé cho người khác.

Mặc cho quy trình phức tạp, kẻ gian vẫn biến điều này thành lợi thế cho chúng. Cụ thể, khi vé bắt đầu được mở bán, trang web chính thức đã có một số lượng lớn người dùng cố gắng đặt vé, gây ra vấn đề về kết nối mạng. Trong suốt quá trình này, kẻ gian cố gắng mua nhiều vé nhất có thể để bán lại cho những người không có cơ hội đặt mua. Khi vé đã được bán hết trên website của FIFA, nhiều người không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến vé "chợ đen".

Lúc này, kẻ gian đã thiết lập hàng trăm tên miền có từ ngữ liên quan đến World Cup để bán vé mời. Trong số đó, có nhiều kẻ tăng giá lên gấp đôi, có kẻ lại tăng giá lên gấp 10. Với yêu cầu phải thanh toán trước 100%, sẽ không có gì đảm bảo rằng kẻ gian sẽ giao vé và vé mời sẽ hợp lệ tại sân vận động. Ngoài ra, thông tin thanh toán của người dùng dùng có thể sẽ bị khai thác cho mục đích xấu trong tương lai.

Ông Andrey Kostin - Chuyên viên cấp cao phân tích nội dung website tại Kaspersky Lab cảnh báo: “Theo nghiên cứu của chúng tôi, điều này thật sự là rủi ro cho người dùng khi trả một khoản tiền lớn nhưng không nhận được gì. Hình thức lừa đảo mới này còn có thể dẫn đến đánh cắp nhiều tiền hơn nữa về sau. Chúng tôi đề nghị người hâm hộ thể thao phải cực kỳ thận trọng và hiểu biết khi mua vé. Bất kể giá vé hấp dẫn như thế nào, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không bị lừa và không bị người bán khai thác thông tin”.

Để đảm bảo không trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo này, Kaspersky Lab cho biết hệ thống chống lừa đảo của họ có khả năng phát hiện và ngăn chặn các website và email gian lận. Ngoài ra còn một số bước đơn giản mà người hâm mộ bóng đá có thể làm theo để giữ cho bản thân và túi tiền an toàn, cả trước và sau World Cup:

- Chỉ mua vé từ các trang chính thức và luôn kiểm tra địa chỉ trang web cũng như đường dẫn muốn theo dõi.

- Không truy cập vào đường dẫn trong email, tin nhắn văn bản, tin nhắn hoặc các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội nếu nó đến từ một người hoặc tổ chức mà bạn không biết đến, hoặc có gì đó đáng ngờ hoặc bất thường.

- Có một thẻ ngân hàng riêng và tài khoản với số tiền giới hạn, đặc biệt là với các giao dịch trực tuyến. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các thất thoát tài chính khi tài khoản ngân hàng không may bị đánh cắp.

- Nên cài đặt một giải pháp bảo vệ đáng tin cậy và phải cập nhật liên tục dữ liệu về các trang web độc hại hoặc lừa đảo.

Nếu VTV không có bản quyền World Cup 2018, người hâm mộ có thể xem ở đâu?

Có nhiều kênh YouTube miễn phí sẽ chiếu lại các tình huống hay, tóm tắt trận đấu và thông tin bên lề World Cup 2018.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN