Toyota Việt Nam bị hacker tấn công mạng

Công ty ô tô Toyota Việt Nam vừa phát đi thông tin phát hiện ra việc công ty có khả năng bị tấn công mạng và một số dữ liệu khách hàng có thể đã bị truy cập.

Toyota Việt Nam bị hacker tấn công mạng - 1

Toyota Việt Nam cho biết đã phát hiện ra một cuộc tấn công mạng. Ảnh minh họa: Internet

Phía Toyota Việt Nam đã thông tin ban đầu về cuộc tấn công mạng vừa xảy ra. Theo đó, công ty này vừa phát hiện ra việc công ty có khả năng bị tấn công mạng và một số dữ liệu khách hàng có thể đã bị truy cập.

Dù vậy, Toyota Việt Nam cũng khẳng định: "Cho đến thời điểm hiện tại, hãng vẫn chưa thấy có bất cứ bằng chứng cụ thể và chi tiết về các dữ liệu bị mất. Toyota đang trong quá trình điều tra và chúng tôi sẽ chia sẻ ngay khi có thông tin".

Hồi tháng 2, báo chí quốc tế đưa tin Toyota Australia đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công mạng và chưa rõ những dữ liệu nhân viên hoặc khách hàng nào bị lấy cắp. Người phát ngôn của hãng xe Nhật cho biết, hiện chưa có thông tin về dữ liệu khách hàng đã bị truy cập.

Hệ thống thông tin của các doanh nghiệp đang trở thành đích ngắm của các hacker trong vài năm trở lại đây. Theo Nghiên cứu so sánh khả năng bảo mật Châu Á - Thái Bình Dương được Cisco thực hiện năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các cuộc tấn công mạng trong khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, trong số các doanh nghiệp được khảo sát, 33% trả lời mỗi cuộc tấn công mạng gây tổn thất đến hơn 10 triệu USD. Con số này vượt trên mức trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (cao hơn 5%), cũng như toàn cầu (cao hơn 3%).

Tại Đông Nam Á, mức ảnh hưởng trên 10 triệu USD chỉ xảy ra với 2% các doanh nghiệp tại Singapore, 4% tại Indonesia, 5% tại Thái Lan, Philipines và 11% tại Malaysia.

Nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam bị ngưng trệ lâu khi các cuộc tấn công mạng xảy ra. 14% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết hệ thống của họ bị ngừng hoạt động từ 1 - 5 ngày trong các cuộc tấn công.

Con số này là cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong thực tế, hệ thống doanh nghiệp bị ngưng trệ càng lâu, tổn hại tài chính sẽ càng lớn.

Phát hiện mã độc đội lốt chính chủ đang tồn tại trên hầu hết máy tính của ASUS

Mã độc này tồn tại ngay trong phần mềm Live Update vốn có chức năng tự động cập nhật BIOS, UEFI, drivers và các ứng dụng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Vũ ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN