Thương mại điện tử "đi ngược xu thế" trong dịch Covid-19

Sự kiện: Công nghệ

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm để có thể tận dụng tối đa lợi thế khi đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử

Ngày 20-4, tại diễn đàn "Toàn cảnh thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam - VOBF 2021" do Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng đại dịch Covid-19 đã khiến doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng quan tâm hơn tới việc kinh doanh, mua sắm trực tuyến. Điều đó thúc đẩy sự tăng trưởng ấn tượng của TMĐT tại Việt Nam.

Tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á

Theo VECOM, tốc độ tăng trưởng trung bình của TMĐT giai đoạn 2016-2019 là khoảng 30%. Quy mô bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bằng hình thức TMĐT tăng từ 4 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỉ USD năm 2019. Ước tính chung năm 2020, TMĐT Việt Nam tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỉ USD. VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025, quy mô TMĐT nước ta đạt 52 tỉ USD.

Giao nhận hàng hóa qua nền tảng trực tuyến Ảnh: TẤN THẠNH

Giao nhận hàng hóa qua nền tảng trực tuyến Ảnh: TẤN THẠNH

Theo kết quả khảo sát nhanh của VECOM vào tháng 5-2020, một mặt, các DN đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến; mặt khác, cộng đồng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cũng tăng nhanh. Năm 2020, trong bối cảnh hầu hết các lĩnh vực kinh tế chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, TMĐT Việt Nam đi ngược xu thế, với mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á.

VECOM nhận định dịch Covid-19 nhanh chóng làm thay đổi thói quen tiêu dùng, dẫn dến mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Trong giai đoạn cách ly cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4-2020, mua sắm trực tuyến trở thành kênh duy nhất để tiếp cận một số hàng hóa và dịch vụ. Điểm nổi bật là trong khủng hoảng, DN trở nên năng động hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh của mình; đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác tốt các nền tảng trực tuyến trong điều hành nội bộ và kết nối với khách hàng.

Bên cạnh đó, trong đại dịch Covid-19, lĩnh vực thanh toán trực tuyến tiếp tục tăng trưởng mạnh. Theo Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, các ngân hàng đã phát hành mới tới 10,3 triệu thẻ các loại, nâng tổng số thẻ ở Việt Nam lên 103,4 triệu. Trong đó, số thẻ quốc tế là 15 triệu và thẻ nội địa là 88,4 triệu. Doanh số thanh toán chi tiêu theo kênh tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á 6 tháng đầu năm 2020 là 17%. Trong đó, doanh số thanh toán chi tiêu thẻ nội địa theo kênh TMĐT tăng tới 81%. Ngược lại, chi tiêu thẻ quốc tế tại kênh tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á giảm 16%. Điều này phản ánh sự suy giảm mạnh mẽ của du khách quốc tế cũng như khó khăn khi mua hàng trực tuyến từ nước ngoài về Việt Nam.

Bất cập nguồn nhân lực

Theo ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban Chấp hành VECOM, trong nửa đầu của giai đoạn phát triển nhanh 2016 - 2020, khoảng cách trong lĩnh vực TMĐT giữa Hà Nội và TP HCM với 61 địa phương còn lại hầu như không thay đổi. Điều này cho thấy các địa phương chưa khai thác được những cơ hội do TMĐT mang lại. Năm 2021, TP HCM tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2021 với 67,6 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 55,7 điểm. Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là TP Đà Nẵng với 19 điểm.

Tại diễn đàn nêu trên, các chuyên gia dự báo giai đoạn 2021-2025 là thời gian phát triển nhanh của TMĐT. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, các địa phương - ngoài Hà Nội và TP HCM, chiếm 50% giá trị giao dịch TMĐT từ DN với khách hàng toàn quốc - cần có sự phối hợp chặt chẽ, hành động quyết liệt của DN và cơ quan quản lý nhà nước.

Từ góc nhìn DN, ông Trịnh Khắc Toàn - đại diện Amazon Global Selling Việt Nam - dự báo năm 2021 sẽ có nhiều DN đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT để bán. Chuyên gia này gửi lời khuyên đến các DN: Cần chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm để có thể tận dụng được tối đa các lợi thế khi đưa hàng hóa lên sàn TMĐT.

Dù vậy, VECOM cũng chỉ ra những khó khăn trong nguồn nhân lực cho ngành TMĐT. Theo đó, trong nhiều năm liền, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, cho TMĐT luôn là vấn đề lớn, gây cản trở quá trình phát triển tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á.

"Vai trò của nguồn nhân lực càng được khẳng định rõ, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư lớn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức để đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng, qua đó phục vụ hoạt động xúc tiến TMĐT tại nhiều tỉnh, thành" - đại diện VECOM nhấn mạnh

Doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT tăng

Trái ngược với xu hướng kinh doanh trên website, nhiều DN ngày càng quan tâm tới nền tảng mạng xã hội để hỗ trợ kinh doanh nhiều hơn. Trong nhiều năm, tỉ lệ DN có bán hàng trên các mạng xã hội đều có chiều hướng tăng dần.

Tương tự các nền tảng mạng xã hội, xu hướng quay trở lại của các sàn TMĐT thời gian gần đây ngày càng thể hiện rõ rệt hơn. Theo đó, năm 2020, 22% DN tham gia khảo sát có tham gia sàn giao dịch TMĐT - tăng 5% so với năm 2019.

Nguồn: [Link nguồn]

Trang TMĐT Amazon của tỉ phú Jeff Bezos đang từng bước len lỏi vào Việt Nam

Amazon là kênh thương mại điện tử nổi tiếng thế giới với hơn 300 triệu tài khoản người mua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH CHIẾN ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN