Thức đêm “săn sale” trên sàn thương mại điện tử, người dùng gặp lỗi quá tải

Sự kiện: Internet

Các sàn thương mại điện tử tung nhiều chương trình khuyến mãi lớn trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần song người dùng không dễ “săn sale”.

Chị Thu Thanh (ngụ quận 6, TP HCM) háo hức chờ đến 0 giờ ngày 15-1 để săn mã khuyến mãi trên sàn thương mại điện tử Shopee nhưng rồi thất vọng vì hệ thống không cho đặt hàng kèm mã khuyến mại. "Còn mấy phút nữa mới tới 0 giờ mà hệ thống đã nghẽn. Tôi đặt sữa tắm Cetapil cho bé nhưng hệ thống báo "khu vực hạn chế". Khoảng 20 phút sau, tôi mới đặt lệnh mua được hàng nhưng đã hết voucher khuyến mại" - chị Thu Thanh kể.

Chị Hải Anh (quận Đống Đa, Hà Nội) bỏ sẵn giỏ hàng nhiều sản phẩm quần áo, mỹ phẩm... và chờ đến 0 giờ ngày 15-1 để áp dụng mã giảm giá lên tới 500.000 đồng của một sàn thương mại điện tử nhưng cũng bị "tắc" ở khâu thanh toán. Nửa tiếng sau, chị đặt hàng lại thì đã hết mã.

Tương tự, một số người tiêu dùng khác cũng phản ánh trên các diễn đàn về việc hầu như không "giành" được các mã khuyến mại có giá trị lớn từ 100.000-500.000 đồng, chỉ có thể săn được mã mệnh giá nhỏ khoảng vài chục ngàn.

Thực tế, trong các đợt khuyến mại lớn, nhất là dịp cận Tết, các sàn thương mại điện tử đều tung nhiều các mã khuyến mại theo khung giờ với mức giảm khá sâu. Người tiêu dùng thường bỏ sẵn nhiều sản phẩm vào giỏ hàng và chờ đến giờ "vàng" để nhanh tay thanh toán với giá "hời nhất". Cũng có trường hợp giá giảm sâu nhưng phí giao hàng cao đột biến khiến người tiêu dùng không được lợi nhiều…

Sản phẩm đồng giá 1.000 đồng thường hết hàng rất nhanh

Sản phẩm đồng giá 1.000 đồng thường hết hàng rất nhanh

Phía sàn thương mại điện tử xác nhận do lượng đặt hàng lớn, số lượng mã có hạn nên ứng dụng gặp lỗi, hết mã hoặc áp dụng mã không kịp.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các sàn thương mại điện tử và nhà bán hàng đua nhau tung ưu đãi với mức giảm sâu để kích cầu mua sắm, tăng doanh thu mạnh. Nhiều sản phẩm đồng giá 1.000 đồng, 8.000 đồng, 10.000 đồng hết hàng chỉ sau vài phút mở bán do lượng người săn sale rất lớn.

Theo báo cáo Xu hướng tiêu dùng dịp Tết 2022 của Kantar, người Việt Nam có nhu cầu mua sắm Tết tăng mạnh hơn so với năm 2021 với các mặt hàng tiêu dùng nhanh, mức tăng có thể gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo cũng cho thấy lo ngại tác động của dịch bệnh nên người dân đang sắm Tết sớm hơn so mọi năm và tăng mua trên kênh online để phòng tránh dịch bệnh. Khảo sát này cũng tương đồng với thông tin từ các sàn thương mại điện tử về việc lượng người truy cập ứng dụng mua hàng để khảo sát giá và đặt hàng tăng.

Tuy nhiên, có một đặc điểm đáng lưu ý là số đơn hàng tăng song giá trị đơn hàng không quá lớn và thường tập trung vào các dịp khuyến mại lớn, cho thấy mức độ chi tiêu của người dân không cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Du lịch trực tuyến trên YouTube, mạng xã hội sẽ là xu hướng của Tết 2022

Đó là kết quả trong một nghiên cứu do Visa thực hiện, cho thấy xu hướng của người dùng thẻ ngân hàng trong giai đoạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Dương ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN