Thông tin mới từ Cục ATTT về vụ an ninh mạng liên quan FPT Shop

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dùng cũng như doanh nghiệp, đặc biệt đối với thông tin cá nhân, Cục An toàn thông tin đã phát đi hàng loạt khuyến cáo.

Chiều 15/11, Cục An toàn thông tin (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát đi thông tin cho biết, từ đầu tháng 11/2018 đến nay, trên diễn đàn r***.com đã đăng nhiều thông tin được cho là dữ liệu khách hàng của Thế Giới Di Động và FPT Shop. Trước những luồng thông tin này, Cục An toàn thông tin đã nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, hỗ trợ các doanh nghiệp này.

Thông tin mới từ Cục ATTT về vụ an ninh mạng liên quan FPT Shop - 1

Bài đăng rao bán dữ liệu của FPT Shop do hacker đăng tải.

Dữ liệu rò ri của FPT Shop chỉ là... thông tin mẫu

Theo Cục An toàn thông tin, từ lúc mở rộng thị trường bán lẻ vào năm 2009 đến nay, với những chính sách đúng đắn, đi cùng hàng loạt các động thái quyết liệt của Chính phủ trong việc lành mạnh hoá thị trường bán lẻ trong nước, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, ngành bán lẻ hiện nay đang tăng dần sức ảnh hưởng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

"Sự kết hợp giữa các yếu tố như chính sách vĩ mô đúng đắn, nỗ lực của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và niềm tin ngày càng tăng lên của người tiêu dùng,... đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy thị trường bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng kể trên, trong thời gian gần đây, đã liên tục xuất hiện những hành động bộc phát tưởng chừng như vô thức, nhỏ lẻ nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người tiêu dùng. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại cho cả doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường bán lẻ", Cục An toàn thông tin nhận định.

Thông tin mới từ Cục ATTT về vụ an ninh mạng liên quan FPT Shop - 2

Bài đăng của hạcer trên diễn đàn mạng để rao bán dữ liệu của một doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cục An toàn thông tin cho biết thêm, xu hướng tấn công mạng để khai thác thông tin cá nhân của người dùng ngày càng trở nên phổ biến. Việc này gây ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, làm cản trở nỗ lực khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, ảnh hưởng xấu đến môi trường bán lẻ nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Những thông tin gần đây về việc có khả năng khách hàng sử dụng dịch vụ của một số doanh nghiệp như Thế Giới Di Động và FPT Shop bị rò rỉ thông tin cá nhân, Cục An toàn thông tin đã trực tiếp làm việc với doanh nghiệp để kiểm tra và hỗ trợ.

"Đến thời điểm này chưa có dấu hiệu tấn công vào hệ thống xử lý thông tin cá nhân người dùng của doanh nghiệp Thế Giới Di Động như những thông tin đang lan truyền. Với trường hợp doanh nghiệp FPT Shop, các thông tin đã được tung lên được xác định chỉ là các thông tin mẫu, được sử dụng để thử nghiệm và kiểm thử trong quá trình phát triển một hệ thống đang phát triển cũ từ năm 2017, Cục An toàn toàn thông tin cho hay.

Tuy nhiên, Cục An toàn thông tin sẽ tiếp tục phối hợp với các công ty liên quan để kiểm tra, rà soát, hỗ trợ bảo vệ người dùng và doanh nghiệp trước những thông tin chưa xác thực.

Những khuyến cáo từ Cục An toàn thông tin

Khi tải các tập tin không rõ nguồn gốc từ internet, người dùng có khả năng bị lây nhiễm mã độc được cài cắm sẵn và rất dễ lây lan sang các thiết bị khác.

Cụ thể, với tập tin được cho là thông tin liên quan đến khách hàng của FPT Shop do một thành viên trên diễn đàn r***.com đăng tải, khi người dùng mở các tập tin này, máy tính của người dùng sẽ bị lây nhiễm mã độc đã được đính kèm trong các tệp tin thực thi. Hậu quả là thông tin trên máy tính của người dùng có thể bị chiếm đoạt, mã hóa, bị xóa toàn bộ dữ liệu hoặc tệ hại hơn là bị lợi dụng máy tính để tấn công sang máy tính, hệ thống khác,...

Thông tin mới từ Cục ATTT về vụ an ninh mạng liên quan FPT Shop - 3

Ảnh cho thấy hacker đã cài mã độc vào tập tin được cho là dữ liệu thông tin của khách hàng FPT Shop. (Ảnh: Cục An toàn thông tin)

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dùng cũng như doanh nghiệp, đặc biệt đối với thông tin cá nhân, Cục An toàn thông tin khuyến cáo:

1. Các tổ chức, doanh nghiệp cần tăng cường triển khai biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm bảo đảm ATTT cho hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ cũng như cung cấp dịch vụ trên mạng cho người sử dụng; chủ động rà soát các điểm yếu, lỗ hổng trên hệ thống thông tin; theo dõi, giám sát phát hiện sớm nguy cơ, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

2. Với những doanh nghiệp không chuyên hoặc chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, Cục An toàn thông tin khuyến nghị ưu tiên sử dụng dịch vụ bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp do doanh nghiệp uy tín cung cấp, đặc biệt là dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước như: Viettel, VNPT, CMC, BKAV, FPT,...

3. Khi phát hiện nguy cơ, dấu hiệu lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng, cần nhanh chóng khắc phục và kịp thời thông báo cho Cục An toàn thông tin và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

4. Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền gửi thông tin cá nhân, đề nghị tuân thủ, thực hiện đúng các quy định tại Mục 2 Chương II Luật an toàn thông tin mạng để bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng.

5. Các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền gửi thông tin quan trọng, thông tin cá nhân, thông tin thanh toán cần phải được áp dụng giải pháp kỹ thuật mã hóa, sử dụng các dạng mật mã hiện đại, nhằm tránh để lộ, lọt thông tin cá nhân, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng.

6. Người sử dụng nên thận trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thanh toán của mình cho các dịch vụ trên mạng, chủ động lựa chọn các dịch vụ thanh toán trực tuyến đã được xác thực và tin dùng bởi cộng đồng, được xác nhận đảm bảo của Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông.

7. Người dùng nên tỉnh táo, tránh vội vã quy chụp, tẩy chay các dịch vụ bán lẻ vì các thông tin chưa được kiểm chứng và xác nhận bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ và hạn chế việc tải về các bộ dữ liệu được cho là lộ, lọt từ các hệ thống, tránh mắc bẫy của những kẻ tấn công nhằm lừa đảo, lây nhiễm mã độc lên máy tính của mình.

Thực hư mã *#62# giúp kiểm tra điện thoại có bị nghe lén hay không

Mã lệnh *#62# là một mã quen thuộc trên điện thoại không phân biệt điện thoại “đập đá“ hay smartphone cao cấp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN