Tàu vũ trụ Nga phát hiện thứ y hệt Trái Đất trên một hành tinh khác

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nhiệm vụ ExoMars-2016 lần đầu tiên phát hiện hydro clorua trong bầu khí quyển của Sao Hỏa, làm dấy nên mối nghi ngờ hành tinh này chưa phải một thế giới chết.

Cơ quan vũ trụ Roscomos của Nga và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), 2 đơn vị phối hợp điều hành ExoMars-2016 đã đưa ra những giả thuyết khác nhau xung quanh hydro clorua (HCl) bí ẩn họ vừa tìm thấy. Đây là một hợp chất phổ biến trên Trái Đất, nhưng việc nó xuất hiện trên một hành tinh bị coi là "đã chết" hết sức bất thường.

Tàu vũ trụ của ESA và Roscomos đã phát hiện phản ứng kỳ lạ trên hành tinh đỏ - Ảnh: ESA/ROSCOMOS

Tàu vũ trụ của ESA và Roscomos đã phát hiện phản ứng kỳ lạ trên hành tinh đỏ - Ảnh: ESA/ROSCOMOS

Tờ Sputnik dẫn lời tiến sĩ Oleg Korablev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu không gian của Viện Hàn lâm khoa học Nga, thành viên Roscomos, cho rằng những dấu hiệu đầu tiên cho thấy HCl có trong đất của Sao Hỏa ở dạng liên kết hóa học nhưng bị đánh bay trong các cơn bão bụi lớn, bị sét đánh vỡ thành dạng khí. Khí này đã được ghi nhận bởi Máy đo quang phổ kết khí quyển đặt trên tàu vũ trụ Trace Gas Orbiter của Nga, thuộc dự án liên kết ExoMar-2016. Dự án bao gồm nhiều tàu quỹ đạo và tàu đổ bộ cùng hoạt động.

Theo tiến sĩ Korablev, ở Trái Đất, HCl chủ yếu đến từ phản ứng của ánh sáng Mặt Trời với muối trên bề mặt đại dương, mà nguồn cung ban đầu chính là hoạt động núi lửa tiền sử. HCl trên Sao Hỏa có thể đại diện cho hoạt động núi lửa cổ xưa tương tự, hay gây sốc hơn là hoạt động địa chất trong hiện đại.

Như đã biết, chính hoạt động địa chất, bao gồm núi lửa, là một trong những yếu tố cần thiết để Trái Đất duy trì khí hậu và khí quyển ổn định và nuôi dưỡng được sự sống. Việc phát hiện ra hoạt động địa chất, dù xưa hay hay, trên một hành tinh khác, có ý nghĩa đặc biệt lớn trong mục tiêu săn tìm sự sống ngoài hành tinh.

Trong khi đó, theo Science Alert, nhà vật lý Kenvin Olsen từ Đại học Oxford (Anh), thành viên của ESA thì cho rằng HCl này có thể tạo ra bởi một quá trình khác: natri clorua từ tàn tích các hồ muối cổ đại bị bão bụi khuấy động, bốc lên khí quyển; sau đó, muối này kết hợp với hơi nước từ các chỏm băng vùng cực thăng hoa trong mùa hè, phản ứng tạo thành HCl. Giả thuyết này cũng khá hợp lý bởi bão bụi là hiện tượng thường xuyên xảy ra trên Sao Hỏa.

Nghiên cứu ban đầu với các giả thuyết đã được công bố trên tạp chí Science Advances, và nhóm tác giả vẫn đang tiếp tục làm việc để truy tìm tận gốc sự thật.

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt được tín hiệu radio lạ một siêu Trái Đất phát tới địa cầu

Lần theo một tín hiệu radio mà Kính viễn vọng LOFAR ở Hà Lan bắt được từ năm 2019, các nhà thiên văn Mỹ và châu Âu đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN