Hệ Mặt Trời có tới... 5 "hành tinh thứ 9"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Ngày càng nhiều bằng chứng khoa học cho thấy "hành tinh thứ 9" hay "hành tinh X" là có thật, tuy nhiên các nghiên cứu đưa ra tới 5 phiên bản khác nhau của hành tinh bí ẩn này.

1. Thực ra là hành tinh thứ 7, đã bị hất văng khỏi hệ Mặt Trời

Đó là kết quả của nghiên cứu gây sốc từ Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), công bố trên tạp chí khoa học Icarus vào cuối tháng 11-2020. Nhóm tác giả đã tạo ra 6.000 mô hình thiên văn tái hiện lại lịch sử của hệ Mặt Trời và tìm ra bất thường trong tốc độ quay của một số hành tinh như Sao Thổ và Sao Thiên Vương, từ đó suy ra một "hành tinh bị thất lạc" nằm giữa quỹ đạo của 2 hành tinh này.

Mô tả về "hành tinh thứ 9" tối tăm vì nằm quá xa hay hất văng khỏi hệ Mặt Trời (ảnh trái) và phiên bản lỗ đen bí ẩn - Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA

Mô tả về "hành tinh thứ 9" tối tăm vì nằm quá xa hay hất văng khỏi hệ Mặt Trời (ảnh trái) và phiên bản lỗ đen bí ẩn - Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA

Sự dằn xé khủng khiếp tạo ra bởi Vành đai Kuiper ngoài rìa hệ Mặt Trời và Sao Mộc khổng lồ đã phá vỡ quỹ đạo của hành tinh thứ 7 cổ đại này, hất văng nó khỏi hệ Mặt Trời.

2. Là khối vàng khổng lồ bay gần Sao Hỏa

Nghiên cứu dẫn đầu bởi Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (New Mexico, Mỹ), cũng công bố trên Icarus đã xác định được Psyche - tiểu hành tinh từng được NASA khẳng định có thành phần chủ yếu là vàng và bạch kim, pha chút sắt và niken - thực ra là một hành tinh chưa hoàn chỉnh, bị một cú va chạm làm cho chết non khi mới bắt đầu hình thành.. Công trình đưa ra bằng chứng cho thấy vật chất cấu thành nên Psyche đã phản ứng với tác động ngoài hành tinh y hệt cách của Trái Đất, tức vật liệu tạo nên nó là vật liệu hành tinh.

Psyche - Ảnh: NASA

Psyche - Ảnh: NASA

3. Hành tinh khổng lồ, 1 năm dài bằng 20.000 năm Trái Đất

Đây là một trong những giả thuyết được ủng hộ nhất về "hành tinh thứ 9". Theo nghiên cứu từ Viện Công nghệ California (Mỹ) công bố từ năm 2018, đó là một "hành tinh ma" không thể thấy, nhưng vẫn nhận diện được thông qua tác động dữ dội của nó lên các vật thể ở rìa hệ Mặt Trời. Các tác giả tính toàn rằng hành tinh này có kích thước gấp 4 lần và trọng lượng gấp 10 lần Trái Đất. Vì ở rất xa nên nó mất tới 20.000 năm Trái Đất để quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời.

4. Cũng ngoài rìa, nhưng là lỗ đen

Công bố trên Astrophysical Journal Letters, nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng xác định sự tồn tại của vật thể khổng lồ ngoài rìa hệ Mặt Trời, nhưng rồi phát hiện ra rằng đó không phải hành tinh mà là một lỗ đen nguyên thủy to cỡ... quả bưởi. Nghiên cứu này cũng dựa trên tương tác của một vật thể không thể nhìn thấy lên Đám mây Oort và các vật thể lang thang khác ở rìa hệ Mặt Trời.

5. Sao Diêm Vương

Đó là tuyên bố được lặp lại nhiều lần bởi người đứng đầu NASA - nhà khoa học Jim Bidenstine. Sứ mệnh New Horizons từ năm 2015 của NASA đã phát hiện ra ngày càng nhiều đặc điểm "chuẩn hành tinh" của thiên thể này. Không chỉ vậy, nó còn có thể là một hành tinh mang sự sống với sự tồn tại của đại dương ngầm bên dưới thùy trái của đồng băng hình trái tim Sputnik Planitia và hệ thống thủy nhiệt - chính là cấu trúc được cho là nơi phát sinh sự sống Trái Đất.

Sao Diêm Vương - Ảnh: NASA

Sao Diêm Vương - Ảnh: NASA

Sao Diêm Vương tình là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời cho đến khi bị Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) "giáng cấp" thành hành tinh lùn năm 2006, khiến hệ Mặt Trời chính thức chỉ còn 8 hành tinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện vật thể lạ giống rắn khổng lồ bay qua hệ Mặt Trời

Đó là một sợi vật chất bí ẩn, khổng lồ, trông như con rắn to tướng đang bò qua hệ Mặt Trời, là bằng chứng cho thấy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN