Những gì nên và không nên chia sẻ trên mạng xã hội?

Tổn thất tiền bạc, danh tiếng và xung đột gia đình chỉ là một số trong rất nhiều tác động có thể xảy ra khi đăng thông tin cá nhân lên internet.

Những câu hỏi trước khi đăng gì đó lên internet

Nghiên cứu mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky cho thấy, mạng xã hội là hoạt động hàng đầu của người dùng trực tuyến ở Đông Nam Á trong những tháng đầu năm 2020. Được thực hiện vào tháng 5 vừa qua với 760 người tham gia, nghiên cứu cho thấy 80% phụ huynh khu vực Đông Nam Á dành nhiều thời gian cho các ứng dụng mạng xã hội khác nhau vì giãn cách xã hội buộc họ phải vừa làm việc, vừa chăm sóc con cái tại nhà.

Phụ huynh cần cẩn thận với thông tin đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của mình.

Phụ huynh cần cẩn thận với thông tin đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của mình.

“Chúng ta có thể thấy ranh giới giữa vai trò làm cha mẹ và công việc chuyên môn đã bị xóa nhòa rất nhiều, vì nhà riêng của chúng ta giờ đây đóng vai trò như văn phòng và trường học mở rộng. Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp nền tảng để các bậc phụ huynh có thể giải trí, cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần và lời khuyên từ các nhóm trên mạng xã hội”, ông Stephan Neumeier - Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết.

“Mặc dù mạng xã hội có thể mang đến nguồn kiến ​​thức và sự trợ giúp hữu ích cho các bậc cha mẹ, nhưng phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, các thành phần nguy hiểm trên thế giới trực tuyến đang ẩn náu khắp nơi. Phụ huynh cần cẩn thận với thông tin đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của mình, vì thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội có thể được khai thác và sử dụng bởi rất nhiều người xa lạ, bao gồm cả tội phạm mạng. Điều này cực kỳ nguy hiểm!”, ông nói thêm.

Mọi thứ mà cha mẹ hoặc con trẻ đăng tải trực tuyến đều có thể được sử dụng để chống lại họ - cho dù đó là một bài đăng thể hiện sự tức giận về một vấn đề nào đó, một bức ảnh thân mật hay cập nhật về cuộc sống cá nhân của họ. Do đó, điều quan trọng cần lưu ý cho bản thân và con trẻ là trước khi nhấp vào nút “Đăng”, hãy dừng lại một chút và suy nghĩ về bất kỳ điều bất lợi nào có thể phát sinh từ bài đăng trong tương lai.

Một số câu hỏi có thể tự đặt ra là: Thông tin này có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân của bạn hoặc người khác không? Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ gì nếu họ nhìn thấy bài đăng này? Ai đó có thể sử dụng thông tin này để theo dõi bạn hoặc con bạn trong thế giới thực hay không? Ai sẽ có thể xem bài đăng này?

Không nên đăng gì trên internet?

Địa chỉ nhà riêng hoặc trường học: Nếu biết được thông tin này, những tên trộm, kẻ ấu dâm, hoặc những thành phần xấu có thể dễ dàng xác định vị trí của bạn hoặc con bạn. Trẻ em hiếm khi đăng địa chỉ nhà của mình lên mạng xã hội, nhưng rất thường xuyên nêu tên trường mà mình theo học. Điều cần lưu ý là ngoài việc không đăng thông tin này trực tiếp, bạn còn không nên chia sẻ thông tin thông qua việc bình luận hoặc đăng hình ảnh gián tiếp cho biết con bạn đang theo học trường nào.

Bạn có thể quyết định những thông tin đăng tải lên mạng xã hội để tác động tích cực hoặc tiêu cực tới đời sống thực. (Ảnh minh họa)

Bạn có thể quyết định những thông tin đăng tải lên mạng xã hội để tác động tích cực hoặc tiêu cực tới đời sống thực. (Ảnh minh họa)

Số điện thoại: Với trẻ em, điện thoại là phương thức liên lạc mà đôi khi bạn bè cùng trang lứa có thể dùng để bắt nạt và người lớn có thể dùng cho những mục đích nguy hiểm hơn. Đối với tội phạm mạng, thông tin này là một trong những dữ liệu có giá trị nhất mà chúng có thể lấy được. Theo Kaspersky, kể từ năm 2016, tội phạm mạng đã bắt đầu thu thập số điện thoại của người dùng mạng xã hội và sử dụng thông tin đánh cắp để đăng ký lại dịch vụ ngân hàng trực tuyến và giành quyền truy cập vào tài khoản của nạn nhân.

Vị trí hiện tại (“Check-in”): Thông tin gia đình vắng nhà là tín hiệu thu hút thành phần xấu, và cũng giúp tội phạm dễ dàng theo dõi ai đó hơn. Ngoài ra, những trạng thái như “địa điểm yêu thích của tôi” và đăng thẻ địa lý có thể gây nguy hiểm cho bạn ngay cả khi bạn không ở đó vào hiện tại. Bởi vì nó cho kẻ xấu biết rằng có thể dễ dàng tìm thấy bạn ở một nơi nào đó.

Ảnh và video nhạy cảm: Những bức ảnh có vẻ là thú vị đối với thanh thiếu niên có thể khiến họ gặp rắc rối nếu được công bố trên internet. Ví dụ, có rất nhiều trang web thu thập hình ảnh khiêu dâm của các cô gái tuổi teen mà họ tự đăng và xuất bản dưới dạng nội dung “nóng”. Hiệu trưởng của các trường cao đẳng và đại học và các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể có ấn tượng xấu đối với học sinh/sinh viên/ứng viên khi nhìn thấy những bức ảnh nhạy cảm.

Hình ảnh của người khác: Không đăng hình ảnh của người khác bởi chính bạn cũng không muốn hình ảnh của mình bị tùy ý sử dụng như vậy.

Hình ảnh khi còn bé của con bạn: Các bậc cha mẹ thường đăng hình ảnh thời bé của con mà nhiều khi chưa được con đồng ý. Điều quan trọng cần nhớ là những bức ảnh đối với bạn rất đáng yêu lại có thể dẫn đến việc trẻ bị bắt nạt trong tương lai.

Hình ảnh những món quà đắt tiền: Điều này nhằm thể hiện sự giàu có hoặc sang trọng của bạn đối với mọi người. Tuy nhiên, cùng với địa chỉ nhà và vị trí địa lý hiện tại, đây còn là một “mỏ vàng” cho những tên trộm tìm kiếm thông tin trên internet.

Thông tin về cuộc sống cá nhân: Thông tin cá nhân luôn có thể được sử dụng để chống lại bạn. Ví dụ: Nó có thể được sử dụng để đoán mật khẩu của một tài khoản trực tuyến, để thực hiện một trò lừa đảo hoặc làm quen với con bạn. Việc đăng tải nội dung phàn nàn hoặc thông tin cá nhân của những người thân còn có thể làm hỏng mối quan hệ của bạn với mọi người.

Phát biểu, chỉ trích về các chủ đề nhạy cảm: Tất nhiên, cả bạn và con bạn đều được phép có ý kiến ​​riêng của mình. Tuy nhiên, khi nói đến các vấn đề gây tranh cãi như tôn giáo, chính trị, khuynh hướng tình dục,... thì tốt hơn hết là bạn không nên chia sẻ ý kiến ​​của mình trên internet. Điều này có thể gây ra xung đột từ thế giới ảo sang thế giới thực, hoặc làm hỏng hình ảnh của bạn trong mắt tổ chức giáo dục tiềm năng hoặc nhà tuyển dụng.

Những việc nên làm?

- Nói cho con trẻ biết những gì không được công bố trên internet trong bất kỳ trường hợp nào, và lý do tại sao. Giải thích rằng, đăng bài trên trang mạng xã hội cũng giống như việc la hét ở không gian công cộng, trên đường phố hoặc trong lớp học. Do đó, không nên viết bất cứ điều gì bị coi là nguy hiểm hoặc trái đạo đức lên internet.

- Giải thích rằng, tất cả thông tin nhạy cảm chỉ có thể được chia sẻ qua tin nhắn riêng và chỉ với những người con bạn quen biết ngoài đời.

- Tạo tài khoản trên cùng mạng xã hội và kết bạn với con. Điều này giúp bạn có thể xem các bài đăng của con và nhanh chóng ngăn chặn mọi hành vi thiếu cẩn trọng hoặc thoải mái quá mức.

- Nếu con bạn còn nhỏ, cần nhớ rằng, tài khoản mạng xã hội đầu tiên của con bạn phải được tạo cùng với cha mẹ. Trong trường hợp này, bạn có thể giải thích cho con tất cả các quy tắc và thiết lập các biện pháp an toàn mạng giúp con.

- Sử dụng các ứng dụng kiểm soát dành cho phụ huynh như Kaspersky Safe Kids, giúp bảo vệ con bạn khỏi nội dung không phù hợp và thông báo cho bạn về những thay đổi đối với hồ sơ mạng xã hội và danh sách bạn bè, cũng như bất kỳ bài đăng nào có thể gây nguy hiểm cho con.

Nguồn: [Link nguồn]

Đang quay clip nhảy sexy đăng lên mạng, 2 thiếu nữ bị mẹ bắt quả tang

Clip vẫn đang được nhiều trang mạng quốc tế chia sẻ “chóng mặt“ với lời cảnh báo dành cho những cô gái trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN