Nhà phát minh vĩ đại thế giới "vẽ đường" cho startup Việt kiếm tỉ đô

Sự kiện: Công nghệ

Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã bắt đầu nền công nghiệp mũi nhọn của họ từ những điều đơn giản, và hoàn toàn có thể trở thành doanh nghiệp trị giá tỉ USD.

Với khoảng 3.000 doanh nghiệp startup, Việt Nam đang bước vào thời kỳ bùng nổ với nhiều cơ hội. Tại hội thảo "Hướng đi cho startup Việt Nam trên đấu trường quốc tế" hôm 3/3 vừa qua, các nhà đầu tư thế giới cho rằng, Việt Nam là một thị trường mở giàu tiềm năng và các startup Việt nên bắt đầu nghĩ đến các thị trường quốc tế bên cạnh nội địa.

Nhà phát minh vĩ đại thế giới "vẽ đường" cho startup Việt kiếm tỉ đô - 1

Ông Edward Jung - đồng sáng lập Window NT, Office và Microsoft Research.

Startup Việt có thể trở thành doanh nghiệp tỉ USD?

Ông Edward Jung, đồng sáng lập Window NT, Office và Microsoft Research, thuộc top 12 nhà phát minh trong lịch sử thế giới với hơn 1.000 bằng sáng chế cho rằng, công nghệ sẽ là xu hướng chủ đạo tại Việt Nam trong thời gian tới. Theo ông Edward Jung, các công nghệ về camera, phim ảnh, radio, bóng đèn, y tế, games, xe, hàng không, điện thoại, vắc-xin, công nghệ tia X, quy trình công nghiệp, tia laser, máy tính, tài chính,... có thể là cơ hội lớn tại Việt Nam.

Ông Edward Jung cho biết, chúng ta đang ở thời kỳ công nghệ và một số người nghĩ rằng thế giới đang bị chi phối bởi các tập đoàn công nghệ lâu đời, nhưng điều đó chưa chính xác. "Ở Việt Nam có những công nghệ rất mới, ví dụ như công nghệ bán dẫn dây tóc bóng đèn. Chúng ta không nên coi nhẹ những doanh nghiệp đơn giản như thế này. Vì nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã bắt đầu nền công nghiệp mũi nhọn của mình từ những điều đơn giản như vậy, và hoàn toàn có thể trở thành doanh nghiệp trị giá tỉ USD. Việt Nam là một phần của nền công nghệ thế giới và cơ hội ở tất cả mọi nơi", ông Jung nói.

Về xu hướng công nghệ, bà Mai Hương - nhà sáng lập các thương hiệu Coco Sin, Fibér, 8870 Link cho rằng, lĩnh vực phần mềm là thị phần tiếp theo mà bà sẽ khởi nghiệp nếu có cơ hội. "Tôi cũng có sự quan tâm đặc biệt đến big data. Với những dữ liệu khổng lồ về hành vi người dùng, bạn sẽ phải sử dụng big data để hiểu khách hàng. Big data sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán, ví dụ cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm, vòng đời của một mùa sản phẩm…", bà Hương đánh giá.

Trong khi đó, ông Edward Jung lưu ý, các startup Việt Nam cần phải nghĩ đến việc ý tưởng của mình sẽ giải quyết được những vấn đề xã hội nào khác ngoài những quyền lợi liên quan trực tiếp đến kinh tế. Đồng quan điểm này, ông Max Scheichenost - đồng sáng lập hơn 15 startup tại Việt Nam và trên toàn cầu cũng nhận định, Việt Nam đang ở trong giai đoạn bùng nổ tương tự như châu Âu vào thời kỳ năm 2010 - 2011.

"Việt Nam sẽ có trung bình khoảng 600.000 người dùng/ứng dụng di động. Chứng tỏ đây là một thị trường rất tiềm năng. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên nghĩ lớn hơn, thay vì 1 - 2 triệu người dùng thì nó có thể phát triển đến 600 triệu. Việt Nam có rất nhiều cơ hội vì các bạn đang sở hữu rất nhiều tài năng công nghệ nhưng đó cũng chính là rào cản, vì các startup đang tập trung quá nhiều vào công nghệ thay vì các vấn đề cuộc sống. Các bạn trẻ cần đi ra ngoài nhiều hơn, để nhìn thấy các vấn đề đó và nghĩ đến việc sử dụng công nghệ để giải quyết chúng", ông Scheichenost nói.

Nhà phát minh vĩ đại thế giới "vẽ đường" cho startup Việt kiếm tỉ đô - 2

Các diễn giả tham gia hội thảo.

Cơ hội nào cho startup Việt vươn ra biển lớn?

Tham dự hội thảo, đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM là ông Vũ Chí Kiên (Phó trưởng phòng Quản lý thực hiện quy hoạch - pháp chế) chia sẻ, startup Việt Nam đang được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện việc ứng dụng công nghệ. Ví dụ như ngân sách để đầu tư công nghệ thông tin từ 5 triệu USD trong năm 2016 đã lên đến 15 triệu USD trong năm 2017. Chính quyền các cấp đang mong muốn biến TP.HCM thành 1 đô thị thông minh, vì vậy nếu mục đích của startup là ứng dụng công nghệ để giải quyết vấn đề cho xã hội, kinh tế thì luôn được khuyến khích.

Ông Kiên cũng cho biết, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM có riêng một website những dự án cần đấu thầu và các Startup hoàn toàn có thể liên hệ để thực hiện. "Hiện có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân làm việc với nhà nước. Chúng tôi rất cần những chuyên gia tư vấn đến từ các bạn và rất mong đợi sự giúp đỡ từ các startup. Mỗi năm sẽ càng có nhiều dự án được mở thầu, và đó chính là cơ hội của các startup", ông Kiên cho hay.

Về các cơ hội của Việt Nam trên đấu trường quốc tế, ông Edward Jung đánh giá: “Việt Nam dù có sự phát triển thấp hơn một số quốc gia trên thế giới nhưng lại là sự phát triển bền vững. Các mối quan hệ song phương quốc tế của Việt Nam tương đương Singapore, đây chính là một lợi thế cạnh tranh”.

Qua khảo sát, ông Edward Jung phân tích, thời gian trung bình để mở một công ty tại Việt Nam ngày càng giảm dần so với nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện để các startup ra đời và phát triển. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều cơ hội khác khi mà các nhà đầu tư quốc tế có nhìn nhận rất tích cực về thị trường Việt Nam.

Khi được hỏi về điều quan tâm nhất khi đầu tư vào startup Việt Nam, tất cả các diễn giả đều cho biết họ rất chú trọng vào đội ngũ điều hành doanh nghiệp. Theo các diễn giả, họ mong muốn nhìn thấy những khả năng khác nhau của những người trong một nhóm chứ không phải là sự tương đồng giữa các thành viên. Kế hoạch kinh doanh rất quan trọng nhưng đội ngũ lãnh đạo sẽ quyết định nó đi về đâu.

Đồng thời, các diễn giả gửi gắm đến các startup Việt Nam là phải luôn kiên định với con đường họ đã chọn, biết chấp nhận thử thách và tìm kiếm bài học trong đó để tồn tại. Khởi nghiệp có nhiều rủi ro, nhưng điều đó rất đáng để các startup Việt Nam vươn rộng ra thế giới.

Những lời khuyên ”quý hơn vàng” của CTO Uber dành cho giới khởi nghiệp

Tổng Giám đốc Công nghệ toàn cầu của Uber đã tiết lộ cơ duyên đến với Uber, cách thức phát triển công ty và dành nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN