Mục đích tạo ra Mặt trời và Mặt trăng nhân tạo của Trung Quốc

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã công bố hai cột mốc quan trọng: Sự ra đời của Mặt trời và Mặt trăng nhân tạo.

Chúng ta đã quen với việc Trung Quốc xây dựng bệnh viện hoặc các tòa nhà chọc trời trong vài tuần, nhưng chúng chưa bao giờ ấn tượng bằng việc quốc gia này có thể xây dựng cả Mặt trời nhân tạo và Mặt trăng nhân tạo. Hãy xem họ đã tạo ra cả hai với mục đích gì.

Ngoài việc có thể quan sát Mặt trời và Mặt trăng từ Trái đất hoặc đài quan sát, chúng ta có các chương trình thiên văn học để khám phá và thỏa mãn trí tò mò về vũ trụ. Cả Mặt trời và Mặt trăng nhân tạo do Trung Quốc tạo ra đều đóng góp vào những tiến bộ công nghệ mới mà chúng ta sẽ thấy trong tương lai.

Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc đã thành hiện thực

Mục tiêu chính của sự phát triển mặt trời nhân tạo là tạo ra năng lượng sạch gần như không giới hạn, mô phỏng các phản ứng tự nhiên xảy ra bên trong các ngôi sao. Gong Xianzu, nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý Plasma thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, người dẫn đầu thí nghiệm mới nhất, nói với Tân Hoa xã rằng điều này cũng sẽ rất hữu ích cho hoạt động của một lò phản ứng nhiệt hạch.

Mục đích tạo ra Mặt trời và Mặt trăng nhân tạo của Trung Quốc - 1

Ngoài ra, ông giải thích rằng quá trình ở cấp độ nguyên tử diễn ra trong lò phản ứng tương tự như quá trình diễn ra trong các ngôi sao. Ông nói: “Điều này giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ mà không tạo ra bất kỳ loại khí nhà kính hay chất thải hạt nhân nào. Vì vậy, chúng tôi có thể đang tạo ra một nguồn năng lượng mới cho toàn nhân loại”.

Được biết, dự án của Trung Quốc có tên East ((Experimental Advanced Superconducting Tokamak) tạo ra Mặt trời nhân tạo có khả năng sản sinh ra năng lượng cao gấp 5 lần nhiệt đội Mặt trời trong hơn 17 phút và đạt đến nhiệt độ 70 triệu độ C. Quá trình này không yêu cầu nhiên liệu hóa thạch và không để lại dư lượng, không giống như quá trình phân hạch. Dự án có giá trị gần 1 tỉ USD đầu tư này sẽ tiếp tục trong giai đoạn thử nghiệm cho đến tháng 6.

Mô phỏng lực hấp dẫn của Mặt trăng trên Trái đất

Không bằng lòng với việc tạo ra một Mặt trời nhân tạo, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Mỏ và Công nghệ Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nghiên cứu có khả năng mô phỏng lực hấp dẫn của Mặt trăng trên Trái đất.

Mục đích tạo ra Mặt trời và Mặt trăng nhân tạo của Trung Quốc - 2

Li Ruilin, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án, nói rằng “hiệu quả của nó tốt đến mức có thể làm cho trọng lực biến mất mà không có giới hạn thời gian”. Ý tưởng tạo ra một Mặt trăng nhân tạo ở Trung Quốc nảy sinh từ một thí nghiệm trong đó các nhà khoa học cho một con ếch bay bằng nam châm.

Với Mặt trăng nhân tạo có lực hấp dẫn biến mất trong một thời gian không xác định, điều này sẽ cho phép đào tạo dài ngày với mô phỏng cho các phi hành gia cũng như các đội làm nhiệm vụ mới trên Mặt trăng, giúp khắc phục các lỗi trên Trái đất trước khi chúng xảy ra trên Mặt trăng. Điều này có thể bao gồm thử nghiệm va chạm, khiểm tra dòng chảy, đo lường mức độ biến dạng của vật liệu trong điều kiện nhiệt độ và ứng suất không đổi,… Tất cả có thể diễn ra trong vài giây hoặc vài ngày, tùy thuộc mục đích.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc xây dựng 'mặt trăng nhân tạo' để thử nghiệm trọng lực

Các nhà khoa học Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nghiên cứu " mặt trăng nhân tạo " cho phép họ mô phỏng môi trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN