Mặt trời nhân tạo lập kỷ lục mới ở nhiệt độ 100 triệu độ C

Sự kiện: Công nghệ

Lò phản ứng kiểu tokamak của Hàn Quốc (KSTAR) còn được gọi là Mặt trời nhân tạo đã lập được kỷ lục mới.

KSTAR đã làm nóng mạch plasma với nhiệt độ 100 triệu độ C kéo dài trong 48 giây. Điều này phá kỷ lục trước đó cũng do chính KSTAR thiết lập khi duy trì nhiệt độ 100 triệu độ C này trong khoảng 30 giây. Mặc dù kỷ lục mới chỉ tăng 18 giây nhưng đó là một bước quan trọng khác hướng tới phát triển nguồn năng lượng sạch.

Hệ thống Mặt trời nhân tạo KSTAR.

Hệ thống Mặt trời nhân tạo KSTAR.

Trong hơn 70 năm, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã cố gắng khai thác sức mạnh của phản ứng tổng hợp hạt nhân bằng cách hợp nhất các hạt nhân nguyên tử để tạo ra lượng năng lượng khổng lồ này. Trong thực tế, sự hợp nhất của các nguyên tử hydro để tạo ra heli dưới nhiệt độ và áp suất cực cao, từ đó chuyển đổi vật chất thành ánh sáng và nhiệt.

Kết quả là tạo ra một lượng năng lượng khổng lồ, không chứa khí nhà kính hoặc chất thải phóng xạ. Vấn đề là, việc duy trì nhiệt độ đủ cao trong một khoảng thời gian đủ dài để công nghệ này có thể tồn tại được đã chứng tỏ là một thách thức.

Quy trình chung của lò phản ứng nhiệt hạch hoạt động bằng cách làm nóng plasma đến nhiệt độ cực cao. Nhưng một trong những vấn đề chính là làm thế nào để giữ plasma quá nhiệt này ở cùng một nơi đủ lâu để phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra.

Bên trong Mặt trời nhân tạo của Hàn Quốc.

Bên trong Mặt trời nhân tạo của Hàn Quốc.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của kỷ lục mới do mặt trời nhân tạo của Hàn Quốc thiết lập. Các nhà khoa học sẽ cần phải phá thêm nhiều kỷ lục như thế này để phản ứng tổng hợp hạt nhân có thể hoạt động như một nguồn điện, tạo ra chất thải tối thiểu.

Nguồn: [Link nguồn]

Một hạt bụi từ thiên thạch cổ đại rơi xuống Nam Cực được mô tả là "đến từ nơi khá bất thường trong không - thời gian".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường - Science Alert ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN