Làm thế nào để tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0?

Sự kiện: Công nghệ

Cách mạng Công nghiêp 4.0 là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Cách mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng Công nghiệp 4.0) đã và đang đến. Đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất nhanh, là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.

Làm thế nào để tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0? - 1

Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ TT&TT.

Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực, tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong đó về mặt truyền thông, cần định hướng dư luận, giúp cho các tổ chức và người dân, có nhận thức đúng về Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ngày 22/3, Tập đoàn VNPT và VTV đã chính thức công bố việc sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình “Quốc gia số”. Đây là một trong những chương trình đầu tiên trong chiến dịch truyền thông hỗ trợ nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Mục tiêu của chương trình “Quốc gia số” nhằm mang đến: Thông tin đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của Cách mạng Công nghiệp 4.0; Nâng cao các kiến thức, nhận thức trong việc ứng dụng các công nghệ mới làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn; Khuyến khích và giới thiệu điển hình các doanh nghiệp, cá nhân trong nước đầu tư, phát triển và ứng dụng công nghệ mới. Đồng thời, chương trình cũng phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với việc nâng cao năng lực tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Với thời lượng 10 phút/chương trình, “Quốc gia số” được chia làm 2 phần: phần tin tức trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; phần nội dung chính tập trung vào 3 vấn đề: Chính phủ với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; Doanh nghiệp với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Người dân với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Với mỗi hướng phát triển nội dung, chương trình sẽ tiếp cận những vấn đề rất mới, được xã hội quan tâm, có sức ảnh hưởng đến người xem. Ngoài ra, chương trình còn mang đến thông tin về các ứng dụng công nghệ mới cùng với các hướng dẫn, trải nghiệm để nâng cao nhận thức, có đủ kiến thức để áp dụng công nghệ mới trong cuộc sống.

Chương trình sẽ được phát sóng vào 9h10 sáng thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam. Số đầu tiên của chương trình “Quốc gia số” với chủ đề “Thế giới với Cách mạng Công nghiệp 4.0” sẽ được phát sóng vào 9h10 sáng thứ 7, ngày 24 tháng 3 năm 2018.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, chúng ta nói nhiều đến Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhưng phải có bước đi phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chương trình này sẽ hỗ trợ Chính phủ, doanh nghiệp có bước đi phù hợp thông qua kinh nghiệm giải pháp trong nước và quốc tế để phổ biến rộng rãi cho người dân. Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnh, chương trình "Quốc gia số" nên có thời lượng nhiều hơn về nguồn nhân lực CNTT và an toàn thông tin. Đây là 2 vấn đề thách thức cho chúng ta hiện nay.

Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT cho hay, VNPT đang là đơn vị tiên phong trong việc chuẩn bị những năng lực để nắm bắt những cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

"VNPT đang có sự đầu tư bài bản, có định hướng rõ ràng cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ số tiên tiến, phục vụ chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và trong cuộc sống của người dân. VNPT đang đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp về Chính phủ điện tử, chính quyền số, những nền tảng giao tiếp số giữa chính quyền và công dân, góp phần đắc lực để nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành và chất lượng phục vụ người dân của các Bộ ngành Trung ương và chính quyền địa phương. Chúng tôi cũng sẵn sàng đồng hành để nghiên cứu và triển khai các giải pháp giúp chuyển đổi, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh", ông Liêm nói.

Giải pháp nào cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang “đổ bộ”?

Bên cạnh nhiều giải pháp lý tưởng để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì vẫn còn đó nhiều thách thức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN