“Kẻ thù nước Mỹ” làm lập trình viên tại Nga

Vào thứ 5 tuần này, chính phủ Nga đã đồng ý cho "kẻ thù nước Mỹ", cựu điệp viên NSA, Edward Snowden tị nạn trong vòng một năm, đồng thời VKontakte mời ông về làm việc ở vị trí lập trình viên.

Mặc dù là một kẻ chạy trốn lệnh truy nã, nhưng Edward Snowden dường như gặp không vấn đề gì khi tìm việc làm tại Nga. Vào hôm thứ 5 tuần này, mạng xã hội lớn nhất nước Nga, VKontakte đã nhận Snowden vào làm việc dưới vai trò một lập trình viên, theo New York Times.

“Chúng tôi mời Edward đến St. Petersburg và sẽ rất vui mừng nếu anh quyết định gia nhập đội ngũ xuất sắc của chúng tôi, công việc của anh là lập trình tại VKontakte”, Pavel Durov, người sáng lập VKontakte nói trong một bài viết của mình trên chính mạng xã hội này. Durov còn cho biết thêm: “Đến cuối ngày, không có công ty Internet châu Âu nào phổ biến hơn VKontakte. Tôi nghĩ rằng Snowden có thể quan tâm trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng của chúng tôi”.

“Kẻ thù nước Mỹ” làm lập trình viên tại Nga - 1

Pavel Durov chia sẻ thông tin mời Snowden về làm việc tại VKontakte.

Từ Hồng Kông, Snowden đã hạ cánh xuống khu quá cảnh tại một sân bay ở Moscow từ ngày 23/06 và từ đó phải sống trong lệnh truy nã của chính phủ Mỹ. Snowden cũng đệ đơn xin tị nạn ở nhiều nơi, song ông gặp khó khăn trong việc di chuyển vì đã bị chính phủ Mỹ tước hộ chiếu và đe dọa quốc gia nào dám cho Snowden tị nạn. Tuy nhiên, đến thứ 5 vừa rồi, chính phủ Nga đã chấp nhận cho Snowden tị nạn một năm.

Giấy tờ tị nạn của Snowden tại Nga cũng cho phép Snowden làm việc tại quốc gia này, có lẽ đó là lí do tại sao Durov cung cấp cho Snowden một công việc. VKontakte gần giống như mạng xã hội Facebook, đây là mạng xã hội phổ biến nhất nước Nga, hiện đang có 210 triệu người đăng ký, 47 triệu thành viên tích cực sử dụng mỗi ngày.

Quyết định cho phép Snowden tị nạn tại Nga đã gây ngạc nhiên lớn cho chính phủ Mỹ. Mặc dù trước đó, tổng thống Nga, Putin khẳng định sẽ không cho phép Snowden tị nạn lâu dài tại Nga, bởi vì ông lo ngại điều này có thể làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Moscow và Washington. Ông Putin trước đó tuyên bố rằng Nga sẽ không dẫn độ Snowden tới Mỹ, nơi anh ta có thể phải nhận án tử hình, nhưng Điện Kremlin cũng cố gắng giữ khoảng cách với vụ án của Snowden, vì đó là một vấn đề liên quan tới nhân quyền.

Những tiết lộ động trời của Snowden đã giáng một đòn quá “đau” vào chính phủ Mỹ. Theo đó, ông đã công khai những kế hoạch giám sát của Cơ quan Anh ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Thông tin này đã giúp công chúng nhận ra chính phủ đang cố gắng theo dõi họ thông qua siêu dữ liệu từ các công ty Internet và các thông tin trên mạng di động trong hai chương trình lớn là “Chương trình năm 2015” và PRISM. Tuy nhiên, NSA và chính quyền Obama cho biết mục tiêu của chương trình giám sát là để theo dõi những kẻ khủng bố nước ngoài và các mối đe dọa khủng bố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN