Huawei đang làm chia rẽ các quốc gia châu Âu?

Mỹ, Anh và Úc có những cách tiếp cận khác nhau đối với Huawei, mang lại những ảnh hưởng to lớn tới tương lai của an ninh quốc gia.

Vương quốc Anh và Úc trong những năm gần đây luôn có mối quan hệ quốc tế khá phức tạp. Nguyên nhân sâu xa được cho là Huawei, “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc, trung tâm của cuộc tranh luận không dây thế hệ tiếp theo 5G.

Huawei là nhà cung cấp mạng 5G hàng đầu thế giới.

Huawei là nhà cung cấp mạng 5G hàng đầu thế giới.

Các quan chức Úc tỏ ra không hài lòng khi chính phủ Anh cho phép Huawei (có hạn chế) triển khai 5G tại quốc gia này, bất chấp những rủi ro về khả năng nhà cung cấp này có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. Hiện tại, hai nước đồng minh thân thiết đang có mục tiêu khác nhau về tương lai của internet. Những gì đang bị đe dọa không chỉ là tương lai của cơ sở hạ tầng viễn thông, mà chính là những giá trị mà internet nắm giữ.

Đối lập quan điểm

Không chỉ Úc và Anh bị chia rẽ, ở Mỹ, Huawei đã trở thành chủ đề bàn tán của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Mark Esper cho rằng Huawei có nhiều hoạt động bất chính, trong khi một quan chức khác của Nhà Trắng so sánh công ty này với Mafia. Không có gì ngạc nhiên khi Huawei là mục tiêu của các hạn chế thương mại, bắt giữ Giám đốc tài chính - CFO đi kèm với cả một chiến dịch ngoại giao.

Mối quan tâm của người Mỹ lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Đầu tiên, cơ sở hạ tầng quan trọng được cung cấp bởi một công ty Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo của đất nước là một rủi ro an ninh không nhỏ. Thứ hai, nếu Huawei nâng cao khả năng thống trị sẽ làm suy giảm sự lãnh đạo của Mỹ trong công nghệ 5G.

Không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia châu Âu đã lên tiếng "tẩy chay" Huawei.

Không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia châu Âu đã lên tiếng "tẩy chay" Huawei.

Vấn đề về an ninh quốc gia đã có tác động lớn tới các nhà hoạch định chính sách ở Úc. Nước này đã sớm dứt khoát cấm Huawei tham gia vào mạng 5G của mình. Sự thiếu tin tưởng giữa Trung Quốc và Úc được kết hợp bởi địa chính trị khó khăn ở châu Á-Thái Bình Dương. Nếu có một cuộc chiến nổ ra, gần như không thể tránh khỏi việc Mỹ sẽ yêu cầu Úc hỗ trợ và nếu Huawei nắm trong tay mạng viễn thông quan trọng, tất cả sẽ bị điều hành bởi hãng này.

Trước đó, vào năm 2017, Trung Quốc đã thông qua Luật Tình báo năm 2017, bắt buộc tất cả các công ty và cá nhân Trung Quốc phải hỗ trợ các nỗ lực tình báo nếu được yêu cầu. Do đó, lo ngại từ phía Úc hoàn toàn có cơ sở.

Tại sao Anh lại chấp nhận Huawei?

Các quan chức Mỹ mong muốn phía Anh có chung hành động “tẩy chay” Huawei. Trong chuyến đi tới London gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng - Esper đã nói rõ rằng: việc chọn sử dụng Huawei có thể đe dọa các đồng minh của quyền truy cập vào tình báo Mỹ. Nếu các quốc gia chọn đi theo con đường Huawei, điều có thể gây nguy hiểm cho tất cả các chia sẻ thông tin và làm suy yếu liên minh, hoặc ít nhất là mối quan hệ của chúng tôi với đất nước đó.

Tuy nhiên, các quan chức Anh cho rằng “Đây là lý do vô tội vạ” - liên minh tình báo Five Eyes quá mạnh. Thực tế, các chuyên gia trong chính phủ Anh đã bắt đầu sử dụng Huawei trong mạng 3G và 4G từ năm 2003, những lo ngại về an ninh mạng đã bị cường điệu hóa.  Ông Inkster và các quan chức hàng đầu của Anh khác vẫn tin tưởng vào Trung tâm đánh giá an ninh mạng Huawei (HCSEC), được thành lập bởi Trung tâm an ninh mạng quốc gia (NCSC) khi Huawei lần đầu tiên được đưa vào mạng viễn thông của Anh.

Chính Huawei đã khiến các nước châu Âu bất đồng quan điểm về tương lai của thế hệ mạng không dây.

Chính Huawei đã khiến các nước châu Âu bất đồng quan điểm về tương lai của thế hệ mạng không dây.

Chính phủ Anh, các chuyên gia an ninh mạng khác tin rằng hệ thống của họ sẽ tiếp tục hoạt động. Các biện pháp an ninh mạng cơ bản đã được sử dụng cho 3 / 4G cũng được áp dụng cho 5G. Các quan chức khẳng định nếu Huawei giở trò, nước này sẽ phát hiện ra ngay. Các quy định của Anh đã hạn chế Huawei và các nhà cung cấp rủi ro cao khác theo nhiều cách, bao gồm giới hạn thị phần ở mức 35% và đảm bảo thiết bị của họ được HCSEC đánh giá liên tục.

Giải pháp

Với Mỹ và Úc - Các cường quốc Thái Bình Dương, Trung Quốc được xem là mối nguy rõ ràng. Tuy nhiên, đối với một số nước châu Âu - bao gồm cả Anh, những rủi ro của một Trung Quốc không hề lớn.

Tất nhiên, vẫn có cách để xoa dịu cả hai bờ Đại Tây Dương:

Thay vì chọn một nhà mạng cụ thể, một giải pháp khác được đưa ra là san bằng sân chơi. An ninh viễn thông trên mạng không trả tiền, kiếm tiền. Điều này sẽ giúp các nhà khai thác đưa ra quyết định quản lý rủi ro bảo mật tốt hơn. Thêm vào đó, còn một lựa chọn khác: cơ chế sàng lọc quốc gia tốt hơn sẽ hạn chế khả năng hoạt động không công bằng của các doanh nghiệp.

Công nghệ được cho là giúp con người đoàn kết với nhau. Tuy nhiên, hiện tại, nó đã gây chia rẽ nghiêm trọng các nước châu Âu với nhau cùng với các nước đồng minh.

Nguồn: [Link nguồn]

Ứng dụng NCOVI thêm tính năng hỗ trợ kiểm tra sức khỏe

Theo Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân NCOVI vừa bổ sung tính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
Mạng 5G Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN