Hành tinh giống Sao Diêm Vương "gửi" vật thể lạ đi ngang Trái Đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nghiên cứu mới cho thấy Ommumua, vật thể từ không gian bay ngang hệ Mặt Trời từ năm 2017 và gây ra vô số tranh cãi, được "gửi đến" bởi một ngoại hành tinh giàu băng nitơ.

Công trình dẫn đầu bởi Đại học bang Arizona (Mỹ) cho rằng Ommuamua là một vật thể băng giá mang hình bánh kếp, chứ không phải hình điếu xì gà như nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) công bố trước đây, theo Sci-News.

Hình dáng của Ommuamua theo nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Bang Arizona - Ảnh: WILLIAM HARTMANN/ĐẠI HỌC BANG ARIZONA

Hình dáng của Ommuamua theo nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Bang Arizona - Ảnh: WILLIAM HARTMANN/ĐẠI HỌC BANG ARIZONA

Được phát hiện vào ngày 19-11-2017 bởi kính viễn vọng Pan-STARRS 1, Ommuamua là một trong những vật thể gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử thiên văn. Ommuamua từ ngoài hệ Mặt Trời bay vào, bay ngang vùng không gian gần Trái Đất, viếng thăm Mặt Trời rồi rời đi. Người ta không thể nhìn thấy nó trực tiếp, mà chỉ "nhìn" qua các tín hiệu, từ đó xây dựng hình ảnh và tính chất vật thể dựa trên các dữ liệu tương đối ít ỏi đó. Bản chất của vật thể vẫn là bí ẩn, thậm chí người ta còn cho rằng nó là tàu vũ trụ từ một hệ sao khác gửi đến thăm dò hệ Mặt Trời.

Theo tiến sĩ Alan Jackson từ Đại học Bang Arizona, họ đã dựa vào nhiều dữ liệu để truy tìm bản chất của vật thể. Hình dạng bánh kếp của vật thể dẹt hơn mọi thứ khác trong hệ Mặt Trời. Khi bị Mặt Trời đẩy đi, nó cũng bay như bị đẩy bởi một lực lớn hơn tính toán thực tế. Nó giống sao chổi, nhưng không tạo được chiếc đuôi đá bụi giống sao chổi. Ngoài ra, một số hiện tượng lạ khi vật thể bay ngang qua Mặt Trời cũng được ghi nhận.

Đường đi của Ommuamua - Ảnh: S.SELKIRK/ĐẠI HỌC BANG ARIZONA

Đường đi của Ommuamua - Ảnh: S.SELKIRK/ĐẠI HỌC BANG ARIZONA

Trích dẫn nghiên cứu được đăng tải bởi Liên minh Địa vật lý Mỹ (AGU) khẳng định chỉ có làm bằng băng nitơ thì Ommuamua mới đáp ứng được các tính chất nói trên, nhóm nghiên cứu kết luận. Băng nitơ chính là thứ bao bọc Sao Diêm Vương hay mặt trăng Triton của Sao Mộc. Như vậy, mảnh băng này có thể bị một hành tinh giống Sao Diêm Vương - thứ vẫn đang được tranh cãi là hành tinh hay hành tinh lùn - gửi tới thế giới của chúng ta.

Nếu được làm bằng băng nitơ, hình dạng bánh kếp của Ommuamua cũng trở nên phù hợp. Các vật thể bằng vật liệu này khi bay thường bị mài mỏng giống như một cục xà bông mòn dần khi sử dụng. Tốc độ bay khá chậm của nó cho thấy nó lang thang trong không gian giữa các vì sao chưa quá lâu, có thể mới tách khỏi cơ thể mẹ khoảng nửa tỉ năm về trước. Kết luận này cũng đồng nghĩa với việc nó khó có thể là tàu vũ trụ của một nền văn minh khác.

Nghiên cứu được công bố trong 2 bài báo trên trên tạp chí khoa học Journal of Geophysical Reasearch: Planets của AGU.

Nguồn: [Link nguồn]

”Bóng ma” kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời, to gấp 40 lần mặt trăng

Các nhà khoa học Anh - Mỹ đã phát hiện tàn dư siêu tân tinh lớn nhất được quan sát từ Trái Đất, tồn tại dưới dạng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN