Hàng triệu dữ liệu cá nhân khắp thế giới bị mang lưới do thám Trung Quốc thu thập?

Theo một loạt dữ liệu bị rò rỉ, thông tin cá nhân của hàng triệu người trên khắp thế giới đã được thu thập trong cơ sở dữ liệu do một công ty công nghệ Trung Quốc tổng hợp với các liên kết có thể dẫn tới mạng lưới tình báo hoặc quân sự nước này.

Zhenhua Data đã thu thập hơn 2 triệu hồ sơ cá nhân người dùng khắp thế giới.

Zhenhua Data đã thu thập hơn 2 triệu hồ sơ cá nhân người dùng khắp thế giới.

Các nhà phân tích cho biết, khoảng 2,4 triệu người được đưa vào cơ sở dữ liệu dựa trên nguồn mở công khai như hồ sơ mạng xã hội và được biên soạn bởi Zhenhua Data có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. 

Công ty tư vấn an ninh mạng Internet 2.0 có trụ sở tại Canbera, Australia cho biết, họ đã phát hiện ra hồ sơ của khoảng 250.000 người trong cơ sở dữ liệu bị rò rỉ, trong đó có khoảng 52.000người Mỹ, 35.000 người Australia và gần 10.000 người Anh.

Đại diện của hãng này cho biết: “ Dữ liệu của chúng tôi đều là các dữ liệu công khai trên internet. Chúng tôi không thu thập dữ liệu. Đó chỉ là sự tích hợp dữ liệu. Mô hình và khách hàng của chúng tôi là những bí mật. “

Cơ sở dữ liệu này đã được học giả Mỹ Christopher Balding phát hiện bởi vì trước kia anh làm việc tại Thâm Quyến nhưng sau đó chuyển về Mỹ vì những lo ngại an ninh. Anh đã chia sẻ dữ liệu này với Internet 2.0 để hồi phục và phân tích. Những phát hiện này lần đầu tiên được công bố vào ngày 14/9 bởi các tập đoàn truyền thông Australia, trong đó có Financial Times và Daily Telegraph của Anh.

Balding cho biết thêm, cơ sở dữ liệu này được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau và sự phức tạp vì công nghệ bằng cách sử dụng ngôn ngữ và công cụ phân loại tiên tiến. Những thông tin này nhằm vào các cá nhân có ảnh hưởng của nhiều lĩnh vực khác nhau.

Robert Potter, đồng sáng lập công ty Internet 2.0 có trụ sở ở Canberra, cho biết, cơ sở dữ liệu này là một “tham vọng”. Ông cho rằng, việc thu thập các tài liệu mở công cộng có thể sẽ là một giá trị cực lớn đối với các cơ quan tình báo. Các nguồn dữ liệu này bao gồm Twitter, Facebook, Crunchbase và Linkedln.

Potter cho biết thêm, các nguồn mở thực sự không cần thiết đối với người bình thường, nhưng với những người có ảnh hưởng lại khác.

Người phát ngôn bộ nội vụ Australia cho biết, trường hợp này nhấn mạnh mối đe dọa về sự can thiệp của nước ngoài  về dân số là có thật và họ sẽ xem xét mối đe dọa  này một cách nghiêm túc.

Nguồn: [Link nguồn]

Các ”ông lớn” về thiết bị viễn thông Huawei, Nokia, Cisco,... ai ”trùm” hơn ai?

Giữa ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đã có những nhà sản xuất thiết bị viễn thông tăng trưởng trong 6 tháng đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thu (theo Guardian) ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN