Grab chia sẻ dữ liệu giao thông thời gian thực để hỗ trợ Chính phủ điện tử tại Việt Nam

Đại diện Grab cho biết họ có trong tay nhiều dữ liệu giao thông thời gian thực, có thể cung cấp để hỗ trợ công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Sáng ngày 3/10, phiên toàn thể cấp cao của Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 - Industry 4.0 Summit 2019 được tổ chức tại Hà Nội. Grab, một đại diện của nền kinh tế chia sẻ, cũng tham dự sự kiện.

Ông Yew Heng Lim, Giám đốc Đối ngoại Grab khu vực Đông Nam Á, bày tỏ sự vui mừng khi được tham gia hội thảo. Grab bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014 với mong muốn cung cấp dịch vụ đi xe an toàn, dịch vụ giao hàng, vận tải, tạo cơ hội cho các tài xế, giúp cuộc sống của mọi người dễ dàng hơn. Sau 5 năm, từ xuất phát điểm khiêm tốn, tới nay, Grab đã triển khai nhiều hoạt động từ logistics, thanh toán đến giao đồ ăn.

Grab cho rằng công ty mang lại thu nhập cho nhiều người Việt Nam, giúp việc vận chuyển trở nên rõ ràng, minh bạch hơn. Ông Yew Heng Lim khẳng định công ty là “người hâm mộ lớn” của Việt Nam. Bằng chứng là họ đã đầu tư hơn 200 triệu USD và sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 500 triệu USD trong 5 năm tiếp theo nhằm hỗ trợ Việt Nam trên hành trình 4.0, xoay quanh các quy định, Chính phủ điện tử và quản lý doanh nghiệp công nghệ.

Ông đưa ra 3 vấn đề khi được hỏi Việt Nam cần xây dựng cơ chế, chính sách gì để thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Đầu tiên, Grab nhận thấy những nhiệm vụ thách thức là cân bằng giữa nhận thức của cộng đồng và đổi mới không hề dễ dàng. Theo ông Lim, chính phủ Việt Nam đã vô cùng ủng hộ Grab trong việc cùng nhau hợp tác để giải quyết nhu cầu cho mọi người. Vì vậy, quản lý và ủng hộ để mang đến những gì tốt nhất cho người Việt Nam là một biện pháp mà chính phủ đã làm và nên tiếp tục trong tương lai.

Thứ hai, Grab vẫn đang học hỏi và đổi mới sáng tạo, tiến bộ công nghệ mang đến nhiều khả năng. Làm thế nào ứng dụng công nghệ trong các quy trình là điều rất quan trọng. Đối với Grab, điều đáng để tâm nữa là ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt để mang lại nhiều tiện ích cho xã hội Việt Nam và làm thế nào để đóng góp công sức cung cấp những tiện ích này.

Cuối cùng, Giám đốc Đối ngoại Grab khu vực Đông Nam Á nhận định các chính sách và sự phối hợp với chính phủ là điều rất quan trọng. Công nghiệp 4.0 đòi hỏi nhiều công nghệ và dữ liệu. Chẳng hạn, với Grab, họ sản sinh nhiều dữ liệu giao thông thời gian thực. Công ty đang hợp tác với chính phủ để xem các dữ liệu này có giúp ích được gì trong hành trình công nghiệp 4.0 hay không.

Grab, Go-Jek lo sợ hiệu ứng domino từ luật Uber tại Mỹ

Các hãng taxi công nghệ như Grab, Go-Jek, Didi Chuxing lo ngại luật mới của California đối với các công ty như Uber, Lyft sẽ tạo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Du Lam ([Tên nguồn])
Giao hàng nhanh thời công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN