Chuyển đổi số: Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ ở Việt Nam

Nhờ làn sóng chuyển đổi số, thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2023.

Tại Diễn đàn "Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn" diễn ra ngày 21/3, ông Bùi Trung Kiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đánh giá tốc độ tăng trưởng TMĐT ở Việt Nam vẫn ở mức ấn tượng.

Cụ thể, vào năm 2021 - 2022, tăng trưởng TMĐT ở Việt Nam vẫn đạt từ 18 - 20%. Dự đoán giai đoạn 2022 - 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường TMĐT Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức 15 - 18%.

Ông Bùi Trung Kiên, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) trao đổi tại buổi tọa đàm.

Ông Bùi Trung Kiên, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) trao đổi tại buổi tọa đàm.

Theo ông Kiên, đây là một xu hướng đã thay đổi nhận thức và nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.

Trên thực tế, mở rộng thương mại điện tử đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia vì mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua việc tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn.

Dần theo thời gian, chúng ta được làm quen với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, chatbot... ứng dụng trong quản lý dữ liệu khách hàng, lên đơn hàng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đẩy nhanh thời gian thực hiện giao dịch...

Những tính năng này đã góp phần giảm chi phí và tăng mức độ hiệu quả, đặc biệt là trong hoạt động tiếp thị, thanh toán trực tuyến…

Cùng bằng cách sử dụng công nghệ số, nhà sản xuất giờ đây có thể tối ưu hóa quy trình, theo dõi và quản lý hoạt động của mình một cách chính xác và hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu lượng chất thải, hàng tồn kho, thất thoát trong vận chuyển, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; phát hiện sớm và ngăn chặn các nguy cơ môi trường, giảm thiểu sự cố…

Các đại biểu tham gia toạ đàm.

Các đại biểu tham gia toạ đàm.

Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực và đạt được những bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số, cụ thể là lĩnh vực thương mại điện tử, song Việt Nam vẫn cần giải quyết nhiều thách thức để đảm bảo sự thành công của quá trình này, cũng như để đảm bảo lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Theo ông Kiên, ví bảo mật hay các dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam giờ đây đã có được lớp bảo mật theo quy chuẩn quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, rủi ro vẫn còn tồn tại và xuất hiện trong quá trình sử dụng của người dùng.

Điển hình là rất nhiều vụ việc xảy ra thời gian gần đây khi hacker lợi dụng sự cả tin, thiếu kiến thức của người dùng để dẫn họ tới website giả mạo, hack mất mã OTP, mất mật khẩu trên thiết bị...

Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực và đạt được những bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số, cụ thể là lĩnh vực thương mại điện tử, song Việt Nam vẫn cần giải quyết nhiều thách thức để đảm bảo sự thành công của quá trình này, cũng như để đảm bảo lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

"Việc tăng cường an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu quan trọng, thông tin cá nhân và tài sản kỹ thuật số là rất quan trọng để tránh các cuộc tấn công mạng và lừa đảo", ông Kiên lưu ý.

Đại diện của Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho rằng, các tổ chức trực tuyến, sàn thương mại cần chủ động hơn trong việc hướng dẫn, truyền thông cho người dùng cách thức nhận biết và kỹ năng để phòng ngừa rủi ro khi tham gia môi trường mạng.

Bên cạnh đó, hiện các nền tảng chuyển đổi số, cung cấp các ứng dụng, giải pháp cho ngành thương mại điện tử là rất tốt như các doanh nghiệp cung cấp phần mềm bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, ứng dụng về thanh toán... Trong logistics cũng rất phát triển, hàng trăm ngàn đơn hàng ngày.

Các doanh nghiệp của Việt Nam thích ứng nhanh, có sự dịch chuyển tích cực, càng ngày càng quan tâm đến bán hàng qua sàn TMĐT. Thậm chí, các nhóm ngành hàng trước đây khó đẩy lên sàn thì nay đã xuất hiện trên sàn thương mại điện tử...

Theo ông Kiên, có thể thấy hoạt động chuyển đổi số nói chung hay ứng dụng CNTT và TMĐT vào hoạt động quản trị, vận hành kinh doanh của doanh nghiệp đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nước trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu như hiện nay.

Kinh doanh TMĐT cũng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường mới với nhiều nhóm khách hàng khác nhau mà không bị hạn chế về mặt địa lý.

Chuyển đổi số đã giúp thương mại điện tử nâng cao năng lực cạnh tranh: có cơ hội mở rộng không gian kinh tế, hiện đại hóa các nghành sản xuất truyền thống, tăng sức mạnh cạnh tranh và tạo được thêm nhiều nghành nghề mới. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp TMĐT nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…Thông qua thương mại điện tử nâng cao ưu thế cạnh tranh của hàng hoa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Bao nhiêu người Việt Nam có sở hữu tiền mã hóa?

Tiền mã hóa (crypto) hay còn được nhiều nơi gọi là tiền điện tử, tiền ảo,... đã trở thành một loại tài sản với nhiều người Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo TRẦN VY ([Tên nguồn])
Chuyển đổi số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN