Bộ TT&TT trả lời về việc xử lý các trạm thu phát sóng của Gtel Mobile

Sự kiện: Internet

Bộ TT&TT đã nhận được ý kiến phản ánh của Sở TT&TT các tỉnh/thành phố và của người dân về việc mất an toàn đối với các khu vực có cột ăng-ten trạm thu phát sóng di động của các doanh nghiệp viễn thông di động.

Trong danh sách 205 kiến nghị gửi tới Bộ TT&TT trong quý I/2021, có những kiến nghị liên quan tới việc xử lý các trạm thu - phát sóng di động BTS xuống cấp, có khả năng gây nguy hiểm cho người dân mỗi mùa mưa bão.

Một trạm thu phát sóng điện thoại đã xuống cấp của Gtel Mobile.

Một trạm thu phát sóng điện thoại đã xuống cấp của Gtel Mobile.

Kiến nghị

Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh, các trạm BTS của Gtel không còn hoạt động, chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ gãy đổ, các hộ dân sống xung quanh trạm BTS kiến nghị đến UBND tỉnh, Sở TT&TT đề nghị tháo dỡ để đảm bảo an toàn cho tính mạng của người dân trong mùa mưa bão. Sở đã tham mưu UBND tỉnh đã có văn bản gửi kiến nghị Bộ TT&TT có phương án xử lý các trạm BTS của Gtel.

"Việc tháo dỡ, xử lý các trạm BTS của Gtel Mobile do không được bảo trì, bảo dưỡng, gây mất an toàn đang gặp nhiều khó khăn. Bộ Thông tin và Truyền thông đến nay chưa có văn bản và phương án cụ thể cho địa phương thực hiện.", Sở TT&TT tỉnh Quảng Trị kiến nghị.

Dự thảo trả lời

Theo dự thảo trả lời các kiến nghị trên, Bộ TT&TT cho biết, thời gian qua, Bộ đã nhận được ý kiến phản ánh của Sở TT&TT các tỉnh/thành phố và của người dân về việc mất an toàn đối với các khu vực có cột ăng-ten trạm thu phát sóng di động của các doanh nghiệp viễn thông di động (trong đó có của Gtel Mobile) do không được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định.

Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT đã ban hành các văn bản đôn đốc, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có công trình tháp truyền thông thực hiện việc kiểm tra, rà soát tình hình chất lượng và thực hiện công tác bảo trì trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên đến nay, một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn chưa thực hiện công tác bảo trì theo quy định.

Đối với Gtel Mobile, Cực Viễn thông đã tổ chức làm việc và có các văn bản gửi Cục A05 (hiện là đơn vị chủ quản của Gtel Mobile) và Gtel Mobile, yêu cầu khẩn trương kiểm tra, rà soát chất lượng và thực hiện công tác bảo trì các cột ăng-ten viễn thông di động của doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

Nhằm đảm bảo an toàn công trình, đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng của dân người xung quanh các khu vực có công trình tháp truyền thông có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng hoặc có nguy cơ sập đổ, Bộ TT&TT đã trao đổi với Bộ Xây dựng.

Hiện, Bộ TT&TT và đang hoàn thiện văn bản đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở TT&TT phối hợp, làm việc với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung liên quan về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể như:

1. Đánh giá an toàn công trình theo quy định tại Mục 3, Chương III - Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 

2. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều 40 - Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

 3. Ban hành quyết định phá dỡ đối với các công trình có nguy cơ sụp đổ theo quy định tại Khoản 44, Điều 1 - Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung số 62/2020/QH14 năm 2020.

"Đề nghị các Sở TT&TT ngay sau khi nhận được văn bản của Bộ TT&TT chủ động phối hợp với Sở Xây dựng để rà soát, triển khai", Bộ TT&TT trả lời.

Nguồn: [Link nguồn]

Các trạm thu phát sóng di động đạt chuẩn không ảnh hưởng tới sức khỏe

Các giới hạn phơi nhiễm quốc tế đảm bảo sự an toàn đối với con người, kể cả trẻ em.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN