Ai là "ông vua tốc độ" trong cuộc chiến ứng dụng giao đồ ăn, thức uống?

Sự kiện: Công nghệ

Kết quả khảo sát gần đây nhất do công ty nghiên cứu thị trường GCOMM thực hiện cho thấy, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu về tốc độ giao hàng.

Cuộc cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử nói chung và đặt đồ ăn, thức uống trực tuyến nói riêng đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Bên cạnh khuyến mãi và sự đa dạng của món ăn, thời gian giao nhận đối với các “chiến binh" trong lĩnh vực đặt món trực tuyến được xác định là con át chủ bài để tạo lợi thế cạnh tranh và cũng là là chìa khoá quyết định việc “đi hay ở” của khách hàng.

Cụ thể, theo báo cáo của Havas Riverorchid, 63% người tiêu dùng chọn yếu tố tiện lợi và nhanh chóng khi được hỏi về lý do sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi. Còn theo công ty nghiên cứu thị trường GCOMM, 96% người tiêu dùng đồng ý tốc độ giao hàng là yếu tố quan trọng nhất.  

Ai là "ông vua tốc độ" trong cuộc chiến ứng dụng giao đồ ăn, thức uống? - 1

Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến ngày càng "nở rộ".

Hiện nay, các ứng dụng giao thức ăn hàng đầu như GrabFood, Now, GoFood, Vietnammm,… đều áp dụng các chương trình khuyến mãi hay hệ thống nhà hàng phong phú làm yếu tố chủ chốt để thu hút người dùng. Nhưng thực tế lại chứng minh rằng, yếu tố then chốt của sự cạnh tranh lại nằm ở tốc độ giao món ăn. Mà để đạt được điều này hoàn toàn không dễ, đòi hỏi các hãng dịch vụ sự đầu tư kỹ lưỡng từ trước về nhiều mặt như công nghệ, hệ thống vận hành và thậm chí là tiềm lực tài chính.

Theo nghiên cứu về mức độ hài lòng của người tiêu dùng đố với các ứng dụng đặt món do GCOMM thực hiện, 80% người khảo sát đồng ý rằng GrabFood giao thức ăn nhanh hàng đầu Việt Nam, đồng thời 82% cũng cho rằng GrabFood giao hàng nhanh hơn các đối thủ khác. Bên cạnh đó, 54% người tham gia khảo sát của Kantar TNS đã chọn GrabFood là thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất so với các công ty giao nhận món ăn khác tại TP.HCM.

Số liệu cụ thể cho thấy, chỉ 6 tháng từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam, GrabFood đã trở thành “ông vua” về tốc độ giao món ăn trên thị trường với thời gian giao hàng trung bình chỉ khoảng 20 phút/đơn hàng - con số cạnh tranh nhất thị trường ở thời điểm hiện tại cho "một người đến sau”. Tốc độ ấn tượng này đến từ 3 ưu thế lớn: Sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ từ công ty mẹ - Grab, mạng lưới đối tác kinh doanh rộng khắp và lượng đối tác tài xế lớn nhất thị trường.

Ai là "ông vua tốc độ" trong cuộc chiến ứng dụng giao đồ ăn, thức uống? - 2

Shipper Grab “phủ kín” một quán nước tại TP.HCM.

Trong 3 yếu tố đã nêu, điểm mấu chốt về tốc độ giao hàng của GrabFood chính là ở lượng shipper hùng hậu từ hàng trăm ngàn đối tác tài xế GrabBike. Với những chiếc áo xanh phủ rộng khắp thành phố trong vài năm trở lại đây, GrabFood ra đời có ưu thế là hệ thống shipper sẵn có. Không ngạc nhiên khi Giám đốc Grab tại Việt Nam, ông Jerry Lim tự tin khẳng định “chúng tôi có mạng lưới đối tác tài xế rộng rãi, dày đặc nhất nên đương nhiên chúng tôi có lợi thế”.

“Việc quảng bá thương hiệu để tăng cường mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với các dịch vụ gọi móntrực tuyến là rất quan trọng. Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng đã chỉ ra rằng, không phải dịch vụ nào được biết đến nhiều cũng là dịch vụ được nhiều người lựa chọn và hài lòng về chất lượng. Ngoài Foody/Now.vn và GrabFood đã cơ bản đạt được thành công ở cả ba phương diện, các ứng dụng khác đa phần thể hiện thế mạnh ở một vài phương diện khác nhau, mà chưa có sự thành công toàn diện. Mặt khác, rõ ràng tốc độ giao món là yếu tố hàng đầu để chinh phục người tiêu dùng - dịch vụ nào có đội ngũ tài xế giao hàng đông đảo nhất sẽ phần nào chiếm lợi thế”, công ty nghiên cứu thị trường GCOMM từng nhận định.

Cuộc chiến về giao thức ăn trực tuyến là cuộc chiến về mặt thời gian. Các doanh nghiệp hiển nhiên đã ý thức được điều này và đang chạy đua để cải thiện công nghệ từng ngày trong khi tiếp tục mở rộng quy mô. Cuộc đua ngày một khắc nghiệt khi các ngoại binh có tiềm lực mạnh “đốt tiền” để cạnh tranh, trong khi vài doanh nghiệp đã rút lui như FoodPanda và gần đây nhất là “sự im lặng khó hiểu” của Lala (Scommerce).

Nhưng trên tất cả của thương trường đầy khốc liệt ấy, người hưởng lợi sau cùng vẫn là người tiêu dùng Việt Nam khi trong tương lai họ sẽ được sở hữu những ứng dụng tiện lợi, đáp ứng mọi nhu cầu chỉ với một cú "click" chuột.

Ứng dụng gọi xe ”be” - đối thủ của Grab và GoViet đã xuất hiện

Dịch vụ của be được đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, một điểm khác biệt rất lớn so với các ứng dụng gọi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN