4 lần loài người chinh phục thành công sao Thổ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Việc thám hiểm Sao Thổ trở thành giấc mơ của loài người kể từ khi nhà thiên văn học Galile khám phá ra nó vào năm 1610. Cho đến ngày nay, bốn tàu thăm dò không gian không người lái của NASA đã được thám hiểm trên hành tinh Saturn. Sau đây là 4 sứ mệnh chinh phục sao Thổ của loài người.

4 lần loài người chinh phục thành công sao Thổ - 1

1. Pioneer 11

Pioneer 11 là tàu thăm dò không gian đầu tiên được gửi đến Sao Thổ. Nó được NASA “ra mắt” vào năm 1973 để thực hiện những nghiên cứu về vành đai tiểu hành tinh, khu vực giữa quỹ đạo của Sao Mộc và Sao Thổ. Nó thực hiện cách tiếp cận gần nhất với bầu khí quyển Sao Thổ vào 1/9/1979. Vào thời điểm đó, tàu thăm dò của Pioneer 11 đã bay trên bề mặt Sao Thổ 20000 km.   Việc phát hiện ra mặt trăng mới và vòng F của Sao Thổ là những thành tựu lớn nhất được thực hiện bởi Pioneer 11. Nó đã gửi lại nhiều hình ảnh của Sao Thổ và các mặt trăng của hành tinh này, hầu hết đều là những hình ảnh có độ phân giải thấp. Các dữ liệu từ Pioneer 11 giúp các nhà khoa học xác định Sao Thổ có bầu khí quyển không có gì đặc biệt và phần lớn hành tinh có chứa hydro lỏng.

Pioneer 11 là tàu thăm dò không gian đầu tiên được gửi đến Sao Thổ. Nó được NASA “ra mắt” vào năm 1973 để thực hiện những nghiên cứu về vành đai tiểu hành tinh, khu vực giữa quỹ đạo của Sao Mộc và Sao Thổ. Nó thực hiện cách tiếp cận gần nhất với bầu khí quyển Sao Thổ vào 1/9/1979. Vào thời điểm đó, tàu thăm dò của Pioneer 11 đã bay trên bề mặt Sao Thổ 20000 km.   Việc phát hiện ra mặt trăng mới và vòng F của Sao Thổ là những thành tựu lớn nhất được thực hiện bởi Pioneer 11. Nó đã gửi lại nhiều hình ảnh của Sao Thổ và các mặt trăng của hành tinh này, hầu hết đều là những hình ảnh có độ phân giải thấp. Các dữ liệu từ Pioneer 11 giúp các nhà khoa học xác định Sao Thổ có bầu khí quyển không có gì đặc biệt và phần lớn hành tinh có chứa hydro lỏng.

2. Voyager 1

Tàu Voyager 1 là tàu thám hiểm được phóng lên bởi NASA với nhiệm vụ “đi đến nơi xa nhất có thể trong vũ trụ”. Nó phóng lên vào ngày 5/9/1977 và bắt đầu khám phá bầu khí quyển của Sao Thổ vào năm 1980. Voyager 1 đã gửi lại những hình ảnh có độ phân giải cao đầu tiên của hệ thống vành đai sao Thổ trong quá trình khám phá. Tàu thăm dò không gian này cũng thực hiện những nghiên cứu về Titan, Mặt trăng của Sao Thổ. Nó đã giúp nhà khoa học có được nhiều thông tin chi tiết về thiên nhiên của Titan, xác định rằng bầu khí quyển của nó không thể xuyên thủng trong ánh sáng khả kiến.

Tàu Voyager 1 là tàu thám hiểm được phóng lên bởi NASA với nhiệm vụ “đi đến nơi xa nhất có thể trong vũ trụ”. Nó phóng lên vào ngày 5/9/1977 và bắt đầu khám phá bầu khí quyển của Sao Thổ vào năm 1980. Voyager 1 đã gửi lại những hình ảnh có độ phân giải cao đầu tiên của hệ thống vành đai sao Thổ trong quá trình khám phá. Tàu thăm dò không gian này cũng thực hiện những nghiên cứu về Titan, Mặt trăng của Sao Thổ. Nó đã giúp nhà khoa học có được nhiều thông tin chi tiết về thiên nhiên của Titan, xác định rằng bầu khí quyển của nó không thể xuyên thủng trong ánh sáng khả kiến.

3. Voyager 2

Voyager 2 là một phần trong kế hoạch thám hiểm liên thiên hà của NASA. Nó được phóng lên trước Voyager 1 16 ngày, nhưng hiện nay Voyager 2 đã chậm hơn Voyager 1 vài tỷ kilimet. Việc thám hiểm sao Thổ cũng nằm trong nhiệm vụ của Voyager 2.  Vào tháng 8/1981, chỉ một năm sau Voyager 1, Voyager 2 đã đến được quỹ đạo Sao Thổ. Tàu thăm dò này đã chụp được nhiều hình ảnh gần bề mặt sao Thổ. Sử dụng những dữ liệu đó, các nhà khoa học NASA đã có bằng chứng về những thay đổi trong vòng Sao Thổ và phát hiện ra các vệ tinh mới xoay quanh hành tinh.

Voyager 2 là một phần trong kế hoạch thám hiểm liên thiên hà của NASA. Nó được phóng lên trước Voyager 1 16 ngày, nhưng hiện nay Voyager 2 đã chậm hơn Voyager 1 vài tỷ kilimet. Việc thám hiểm sao Thổ cũng nằm trong nhiệm vụ của Voyager 2.  Vào tháng 8/1981, chỉ một năm sau Voyager 1, Voyager 2 đã đến được quỹ đạo Sao Thổ. Tàu thăm dò này đã chụp được nhiều hình ảnh gần bề mặt sao Thổ. Sử dụng những dữ liệu đó, các nhà khoa học NASA đã có bằng chứng về những thay đổi trong vòng Sao Thổ và phát hiện ra các vệ tinh mới xoay quanh hành tinh.

4. Cassini

Cassini là sứ mệnh tiếp cận quỹ đạo thành công đầu tiên của Sao Thổ. Nó được phóng vào năm 1997 cùng với tàu thăm dò vũ trụ Huygens, được vận hành bởi NASA, cơ quan vũ trụ châu Âu và cơ quan vũ trụ Italia. Cassini đi vào quỹ đạo sao Thổ ngày 1/07/2004. Kể từ đó, quỹ đạo của Cassini tiếp tục quay trở lại truyền dữ liệu hàng ngày. Kể từ ngày 1/07/2014, Cassini đã hoàn thành 10 năm thành công tại Sao Thổ. Trong thời gian này, Cassini đã bay tổng cộng 2 tỷ dặm xung quanh sao Thổ và thực hiện 2 triệu mệnh lệnh. Nó đã gửi lại tổng cộng 332.000 hình ảnh, bao gồm các hình ảnh có độ phân giải cao của Sao Thổ, vành đai và các mặt trăng của hành tinh này. Vào ngày 14/01/2005, tàu thăm dò Huygens tách khỏi Cassini và hạ cánh trên bề mặt Titan, trả lại lượng dữ liệu khổng lồ cho Trái đất.

Cassini là sứ mệnh tiếp cận quỹ đạo thành công đầu tiên của Sao Thổ. Nó được phóng vào năm 1997 cùng với tàu thăm dò vũ trụ Huygens, được vận hành bởi NASA, cơ quan vũ trụ châu Âu và cơ quan vũ trụ Italia. Cassini đi vào quỹ đạo sao Thổ ngày 1/07/2004. Kể từ đó, quỹ đạo của Cassini tiếp tục quay trở lại truyền dữ liệu hàng ngày. Kể từ ngày 1/07/2014, Cassini đã hoàn thành 10 năm thành công tại Sao Thổ. Trong thời gian này, Cassini đã bay tổng cộng 2 tỷ dặm xung quanh sao Thổ và thực hiện 2 triệu mệnh lệnh. Nó đã gửi lại tổng cộng 332.000 hình ảnh, bao gồm các hình ảnh có độ phân giải cao của Sao Thổ, vành đai và các mặt trăng của hành tinh này. Vào ngày 14/01/2005, tàu thăm dò Huygens tách khỏi Cassini và hạ cánh trên bề mặt Titan, trả lại lượng dữ liệu khổng lồ cho Trái đất.

Viettel công bố phát sóng 5G tại TP.HCM, phục vụ tương lai 4.0 của người Việt Nam

Đây là lần đầu tiên người dùng được trải nghiệm nhiều dịch vụ, ứng dụng trên nền 5G tại Việt Nam, phục vụ kỷ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Tuấn (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN