Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Thể Công - Viettel vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Chelsea vs West Ham United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Brighton & Hove Albion vs Aston Villa
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Empoli vs Frosinone
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Union Berlin vs Bochum
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bochum - BOC Bochum
-
Liverpool vs Tottenham Hotspur
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Heidenheim vs Mainz 05
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

VFF “đau đầu” tìm HLV cho ĐTQG

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi lần VFF tìm kiếm HLV trưởng mới cho ĐTQG là chừng ấy lần tạo sóng dư luận, và lần này cũng không là ngoại lệ, khi dư luận tiếp tục bị chia đôi với câu hỏi HLV trưởng cho ĐTQG nên là thầy ngoại hay thầy nội.

Rất khó để tìm ra câu trả lời thỏa đáng khi mà 3 đời thầy nội gần nhất trên cương vị HLV trưởng ĐTQG là các ông Phan Thanh Hùng (2012), Hoàng Văn Phúc (2013) và Nguyễn Hữu Thắng (2016-2017) đều thất bại nặng nề. Cụ thể ĐTQG dưới thời HLV Phan Thanh Hùng bị loại ngay từ vòng bảng AFF Cup 2012, còn ĐT U23 của HLV Hoàng Văn Phúc và ĐT U22 của HLV Hữu Thắng phải nói lời chia tay SEA Games 2013 và SEA Games 2017 ngay sau vòng bảng.

VFF “đau đầu” tìm HLV cho ĐTQG - 1

HLV ngoại gần nhất của ĐTQG là ông Toshiya Miura (bìa trái)

Xét về thành tích thì HLV Hữu Thắng có vẻ trội hơn một chút so với 2 đồng nghiệp tiền nhiệm khi ĐTQG “chỉ” bị loại ở bán kết AFF Cup 2016 chứ không phải là vòng bảng như tại SEA Games. Nhưng với một nền bóng đá từng có trọn bộ huy chương ở sân chơi khu vực như chúng ta (HCĐ Tiger Cup 2002, HCB Tiger Cup 1998, HCV AFF Cup 2008) thì việc ĐTQG góp mặt ở bán kết một kỳ AFF Cup hay SEA Games gần như là nhiệm vụ bắt buộc.

Thầy nội như thế song thầy ngoại cũng chẳng khá hơn. Bởi, kể từ năm 1995 tới nay chúng ta đã trải qua tới 9 đời HLV ngoại, trong đó có 2 ông thầy làm nhiều hơn một nhiệm kỳ là HLV Henrique Calisto (2 nhiệm kỳ, 2002 và 2008-2010) và HLV Alfred Riedl (3 nhiệm kỳ, 1998-2000, 2003, 2005-2007), nhưng thành tích tốt nhất mà bóng đá Việt Nam có được cũng chỉ là một chức vô địch ở AFF Cup 2008 với HLV Calisto.

Nói vậy để thấy dù là với HLV ngoại hay HLV nội thì cũng đều là lựa chọn không mấy dễ dàng với VFF. Bởi HLV nội đã được tạo điều kiện rất nhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây nhưng kết quả thu được hầu như chỉ là sự thất vọng, còn HLV ngoại thì cũng chẳng hiệu quả hơn là bao.

Trong 3 ông thầy nội từng thất bại ở ĐTQG trong 5 năm qua thì HLV Phan Thanh Hùng và HLV Nguyễn Hữu Thắng đều từng giành chức vô địch V-League. Còn ông Hoàng Văn Phúc tuy chưa có chức quán quân giải VĐQG nhưng cũng là một trong những HLV nội hàng đầu V-League, và bản thân CLB Quảng Nam của ông Phúc đang tạm thời dẫn đầu bảng xếp hạng V-League 2017.

Điều đó có nghĩa là ngay cả khi VFF lựa chọn HLV nội tốt nhất trong số những người đang làm việc ở giải VĐQG chuyên nghiệp thì khả năng thất bại vẫn là rất cao. Nên không ai cảm thấy ngạc nhiên khi TTK VFF Lê Hoài Anh tuyên bố sẽ tìm HLV ngoại cho ĐTQG để lấp đầy chỗ trống mà HLV Hữu Thắng đang để lại.

Đến đây lại phát sinh một bài toán khác dành cho VFF, đấy là nếu mời HLV ngoại danh tiếng thì VFF khó lòng kham nổi yêu cầu về lương bổng. Chẳng hạn như ông Peter Reid, cựu HLV trưởng ĐT Thái Lan, từng nhận mức lương lên tới cả triệu USD một năm nhờ cái mác HLV đến từ Premier League, và lại là cựu tuyển thủ Anh. Trong khi ông thầy ngoại từng nhận lương cao nhất ở VFF là HLV Calisto cũng chỉ vào khoảng 300.000 USD/năm, nghĩa là chưa bằng phân nửa so với ông Reid.

Còn nếu mời HLV ngoại phù hợp với khả năng tài chính của VFF thì lại đối mặt với mối rủi ro “của rẻ là của ôi”, mà lịch sử bóng đá Việt Nam vốn chẳng thiếu những bài học kiểu như thế. Đấy còn chưa kể tới việc dù là thầy ngoại hay thầy nội thì họ cũng cầm chắc sẽ… thất bại trong nhiệm vụ đầu tiên mà VFF giao cho. Bởi thử thách đầu tiên của tân HLV trưởng ĐTQG sẽ là VCK giải U23 châu Á năm 2018 diễn ra vào tháng 1 năm sau ở Giang Tô (Trung Quốc). Đây là sân chơi mà chúng ta vẫn xem là nơi để cầu thủ cọ xát và tích luỹ kinh nghiệm chứ không phải nhắm tới mục tiêu thành tích, bởi chỉ cần vượt qua được vòng bảng cũng đã là nhiệm vụ không hề đơn giản.

Cách đây gần 2 năm, HLV ngoại gần nhất của ĐTQG là ông Toshiya Miura bị BCH VFF bỏ phiếu sa thải sau khi dẫn dắt ĐT U23 Việt Nam thi đấu không thành công ở VCK giải U23 châu Á năm 2016. Và chẳng ai biết tân HLV trưởng ĐTQG sẽ được đối xử như thế nào nếu như ĐT U23 Việt Nam trắng tay trở về từ VCK giải U23 châu Á năm 2018, mà điều này thì gần như là chắc chắn.

Vậy mới nói bài toán tuyển chọn HLV trưởng cho ĐTQG đang khiến VFF đau đầu tới mức mất phương hướng là như vậy.

Tiền đâu thuê HLV ngoại cho đội tuyển Việt Nam?

Thuê HLV ngoại, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phải trả hàng tỷ đồng mỗi tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh Mai ([Tên nguồn])
Tìm HLV trưởng cho ĐTVN Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN