UEFA phán quyết với 12 CLB dự Super League, bỏ điều luật Cúp C1 có lợi cho MU & Real
Nhiều vấn đề nóng đã được đem ra thảo luận ở cuộc họp bất thường mới đây của UEFA, một trong số đó là việc ra quyết định xử phạt các CLB tham gia Super League.
UEFA sửa lại đề xuất Cúp C1: MU & Real Madrid bị thiệt?
Mặc dù việc trừng phạt các CLB muốn ly khai sang Super League có thể sẽ chỉ mang tính "giơ cao đánh khẽ", nhưng UEFA đang đứng trước sức ép từ dư luận sau khi họ công bố thể thức mới dự định áp dụng cho Champions League. Thể thức này chia vòng bảng ra làm hai và mỗi đội có thể thi đấu từ 6 đến 10 trận, nhưng tình tiết đáng chú ý là vòng bảng sẽ cho một số CLB được dự căn cứ vào thành tích thi đấu cúp châu Âu trong quá khứ.
Real Madrid gây sức ép lên UEFA để được bảo đảm suất dự Cúp C1 nhưng vẫn ly khai để lập Super League
Vế sau đã bị dư luận chỉ trích gay gắt bởi điều đó cho phép những CLB như Real Madrid hay MU được dự Champions League kể cả trong trường hợp họ không về đích trong top 4 ở giải VĐQG của mình. Và vì ý tưởng này được chính các đội dự Super League "đầu têu" nhằm gây sức ép với UEFA, công chúng đang yêu cầu UEFA bãi bỏ quy định này.
Theo tờ Daily Mail, UEFA trong tuần tới sẽ họp bàn giữa các thành viên Ban chấp hành nhằm xem xét lại thể thức đã đề xuất. Mặc dù việc tăng số đội và số trận thi đấu đã vấp phải những phản ứng tiêu cực từ các CLB, bãi bỏ những suất dự giải cho các đội có "truyền thống" sẽ là một bước đi được nhiều người ủng hộ.
UEFA không đuổi Real, Man City & Chelsea khỏi Cúp C1
UEFA đã phản đối quyết liệt khi 12 CLB lớn tại châu Âu tuyên bố thành lập Super League hôm 18/4. Sau 48 tiếng, sức ép dữ dội từ CĐV và UEFA khiến MU, Man City, Chelsea, Liverpool, Arsenal và Tottenham rút khỏi Super League. Tiếp đó, Atletico Madrid, Inter Milan và AC Milan thông báo rời cuộc chơi.
Chủ tịch UEFA "giơ cao đánh khẽ" với 12 CLB dự Super League
Hiện chỉ còn Juventus, Real Madrid và Barcelona quyết bám trụ với Super League. Chủ tịch Flornetino Perez của Real thậm chí còn khẳng định Super League sẽ không sụp đổ, mà chỉ tạm dừng. Theo chương trình Deportes Cuatro của Tây Ban Nha, Real và Juventus nguy cơ bị cấm tham dự Champions League mùa tới.
Tuy nhiên kết quả phiên họp bất thường diễn ra vào ngày hôm qua (23/4) của UEFA cho biết, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu không đưa ra bất kỳ án phạt nào cho 12 CLB tham gia Super League. Bên cạnh việc không đưa ra án phạt tức thời, UEFA cũng không có ý định áp dụng lệnh trừng phạt cho các đội bóng này ở những giải đấu trong tương lai.
Như vậy, Real, Man City và Chelsea vẫn tiếp tục thi đấu ở bán kết Champions League. Tương tự là MU và Arsenal tại bán kết Europa League. UEFA cũng thừa nhận khó lòng gạch tên Real và Chelsea khỏi bán kết Champions League mùa này. "Điều mấu chốt là mùa giải đã đang diễn ra rồi. Vì vậy, các đài truyền hình sẽ đòi bồi thường hợp đồng nếu chúng tôi ra lệnh cấm với Chelsea và Real", Chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin nói.
Nhóm 12 câu lạc bộ tham dự Super League được nhiều đầu báo Anh gọi bằng biệt danh không mấy thiện cảm là “Dirty Dozen” (12 cái tên bẩn thỉu). Và mới nhất, BTC Ngoại hạng Anh đã đưa ra một động thái quyết liệt nhằm ngăn chặn những sự vụ tương tự có thể xảy đến trong tương lai gần.
Theo đó, từ mùa 2021/22, Ngoại hạng Anh sẽ áp dụng một điều luật ngăn chặn các CLB thành viên ly khai theo Super League hay bất cứ giải đấu nào khác. Với điều luật mới này, Man Utd, Man City, Chelsea hay bất cứ CLB nào khác tại Ngoại hạng Anh có ý định ly khai theo giải đấu tương tự Super League sẽ bị gạch tên khỏi giải đấu cao nhất xứ sương mù ngay lập tức.
Trên thực tế, trong luật Ngoại hạng Anh hiện tại có một quy tắc liệt kê những giải đấu mà các CLB thành viên được phép tham gia, nhưng các điều khoản chưa rõ ràng. Với điều luật mới khả năng sẽ được thông qua trong cuộc họp thường niên của Ngoại hạng Anh vào tháng 6, các CLB sẽ không được phép tham dự các giải đấu nằm ngoài cấu trúc bóng đá hiện tại.
Super League phạt nặng các CLB rút lui? Theo Vozpopuli, các CLB đã ký hợp đồng cụ thể với Super League, trước khi giải đấu tuyên bố thành lập. Do đó, việc 9 CLB rút lui khiến kế hoạch đảo lộn và họ sẽ bị phạt 300 triệu euro. Những CLB sẽ bị phạt bao gồm nhóm "Big 6" Ngoại hạng Anh, Inter Milan, AC Milan và Atletico Madrid. Trước đó, Super League vay 3,2 tỷ euro từ ngân hàng JP Morgan (Mỹ). Đây là khoản tiền được chia ra và chuyển đến ngay lập tức cho 12 CLB sáng lập Super League. Hôm 20/4, Sky Sports đưa tin các CLB đã ký hợp đồng lên tới 23 năm với Super League. |
Nguồn: [Link nguồn]
Juventus cùng với Real Madrid và MU là những đội bóng "đầu trò" trong vụ 12 CLB lớn thành lập European Super League. Điều...