Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Thời vận của Kiatisak

Kiatisak rời Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), trong bối cảnh đội bóng không còn những ngôi sao đủ lực và đủ tầm. Ông đến với CLB Bóng đá Công an Hà Nội, đúng thời điểm CLB này bắt đầu có lực lượng hùng hậu nhất.

10 năm trước, Kiatisak từng làm nên tiếng vang cùng ĐT Thái Lan. Liệu 10 năm sau, ông có tìm lại ánh hào quang sự nghiệp, khi dẫn dắt một CLB chẳng khác nào đội tuyển quốc gia thu nhỏ.

Lựa chọn khôn ngoan của Kiatisak

Kiatisak đã có lần thứ 4 chia tay HAGL, trên cương vị HLV trưởng. Cả 3 lần trước đó, ông đều không thể giúp đội bóng phố Núi vô địch V.League như nguyện vọng khi được bầu Đức (Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức) đặt niềm tin. Có chăng, sự tiếc nuối hướng về V.League 2021. Lúc bấy giờ, HAGL hội tụ những con người hay nhất, khát khao nhất, phong độ tốt nhất nhưng lại không thể về nhất khi cuộc đua V.League dang dở ở nửa chặng đường, do tác động của dịch COVID-19 lúc bấy giờ.

Lẽ thường, chẳng ai tắm 2 lần trên một dòng sông. Khó có chuyện một đội bóng tái hợp HLV vốn không thành công tới 3 lần. Nhưng Kiatisak là ngoại lệ của bầu Đức. Bất cứ cầu thủ nào cũng có thể phải chia tay với HAGL, từ Lee Nguyễn, Thong Lao tới Công Phượng, Văn Toàn, Xuân Trường… Nhưng với Kiatisak, như bầu Đức mô tả, ông có thể "bắt Zico Thái" về HAGL, bất cứ khi nào mà mình mong muốn.

Thế mới có chuyện, Kiatisak tới CLB Bóng đá Công an Hà Nội, đến từ cái gật đầu của bầu Đức, đồng thuận cho đội đương kim vô địch V.League… mượn HLV trưởng này cho tới hết V.League 2023/24. Điều ấy không phải chưa từng diễn ra trong tiền lệ bóng đá thế giới. Nhưng quyết định cực dị của bầu Đức cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và mối quan hệ khăng khít giữa ông và Kiatisak lớn và chặt chẽ tới mức độ nào.

Theo chiều ngược lại, Kiatisak chia tay HAGL một cách đầy khôn ngoan. Ông đưa vợ mình trịnh trọng đến gặp bầu Đức, sau kỳ nghỉ năm mới 2024. "Zico Thái" hiểu rõ những thông tin xoay quanh tương lai của bản thân trước đó. Nhưng ông vẫn hành xử đầy khéo léo, trọng thị trước người đứng đầu CLB HAGL. Trên facebook, Kiatisak chia sẻ thế này: "Năm 2002, ông chủ đến đám cưới của tôi và đề nghị tôi gia nhập HAGL. Năm 2024, tôi vẫn làm việc cho bầu Đức dù ông ấy đưa ra quyết định nào đi chăng nữa".

Sau cùng, Kiatisak tạm biệt bầu Đức, mở một bữa tiệc nhỏ chia tay các học trò trước khi rời phố Núi để đến CLB Bóng đá Công an Hà Nội. Cách hành xử của Kiatisak quá chu toàn và hợp lý. Đủ để cho bất cứ chuyện gì xảy ra sau khi mùa giải này khép lại, Kiatisak vẫn có đường lui phù hợp cho bản thân mình. Có thể, ông sẽ có lần thứ 4 quay trở lại HAGL. Hoặc cũng có thể, ông sẽ gắn bó với CLB Bóng đá Công an Hà Nội, đội bóng đang sở hữu đội hình "khủng" hiện tại.

Kiatisak có khởi đầu suôn sẻ tại CLB Bóng đá Công an Hà Nội.

Kiatisak có khởi đầu suôn sẻ tại CLB Bóng đá Công an Hà Nội.

Tìm lại ánh hào quang

Như đã nói vào năm 2021, tức là mùa giải đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ 3 trở lại HAGL, Kiatisak đã tạo nên một tập thể rất mạnh. Những Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy… với sự khát khao, kinh nghiệm, kỹ năng chơi bóng được hoàn thiện theo từng mùa giải đã chơi bùng nổ. Họ liên tục thống trị ngôi đầu BXH V.League. Cho đến khi vòng thứ 12 khép lại, bối cảnh xã hội không cho phép hoạt động bóng đá đỉnh cao được tiếp diễn ở giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát dữ dội. HAGL đồng thuận quan điểm với các CLB khác, trong việc hoãn V.League 2021 vô thời hạn và không trao chức vô địch cho bất cứ đội nào khác.

Kiatisak lỡ một lần đăng quang ngôi vô địch, điều mà ông đã không có kể từ sau lần nâng cúp AFF Cup cùng ĐT Thái Lan vào năm 2017. Sau mùa giải ấy, HAGL bắt đầu chứng kiến những sự ra đi. Để rồi đội bóng phố Núi trở lại với lộ trình "dành cả thanh xuân để xuống hạng". Kiatisak thật sự loay hoat trong một lực lượng hỗn tạp ở HAGL 2 mùa giải gần đây. Họ không có những cầu thủ đủ thiện chiến. Họ cũng chẳng có những cầu thủ trẻ đủ tiềm năng để làm điểm tựa cho một cuộc cách mạng đội hình.

"Giữa vùng nước lợ" không tìm được lối thoát hướng về thành công thì chuyện chia tay HAGL của Kiatisak âu cũng được dự báo từ trước. Có chăng, như đã phân tích kể trên, việc không vội vã trở về Thái Lan mà đầu quân cho CLB Công an Hà Nội của "Zico Thái" thật sự là một phương án khôn ngoan. Bởi đây là thời điểm mà đội bóng ngành công an bắt đầu hội tụ trở lại những quân bài ưu việt nhất.

Trên thực tế, xuyên suốt 1 năm qua, ngay cả ở thời điểm đăng quang ngôi vô địch, CLB Bóng đá Công an Hà Nội cũng không thể có sự ổn định về mặt đội hình, do những chấn thương hoặc quá trình xây dựng lực lượng. Đấy cũng là lý do mà những người tiền nhiệm nước ngoài như Gong Oh Kyun, Flavio Cruz,… thất bại trong việc xây dựng một tập thể thiện chiến đúng nghĩa.

Thời vận mỉm cười với Kiatisak. Bởi khi ông đến đội bóng ngành công an, CLB này cũng đang loay hoay tìm kiếm một HLV nước ngoài đủ tầm. Ngoài ra, sự trở lại sau chấn thương của Phan Văn Đức và kế tiếp tới đây là Đoàn Văn Hậu hứa hẹn mở ra một đội hình toàn diện cho Kiatisak.

Quang Hải, ngôi sao chủ lực của đội bóng ngành Công an cũng đang tìm lại cảm hứng và phong độ đỉnh cao. Rõ ràng chiến lược gia người Thái Lan có được điều kiện cần về lực lượng.

Điều kiện đủ là ông cần tạo được một sự tin tưởng đến từ phong cách huấn luyện từ bản thân đối với các học trò. Và ở điểm này, Kiatisak lại là người quá xuất sắc. Theo đó, nhiều trụ cột của đội bóng dành sự tôn trọng và nể phục trước cách cầm quân của ông thầy người Thái Lan. Điều đó hứa hẹn giúp cho Kiatisak không chỉ sở hữu một lực lượng thiện chiến mà còn quy phục ông ngay trước khi V.League trở lại.

10 năm trước, Kiatisak làm mưa làm gió ở Đông Nam Á nhờ một ĐT Thái Lan cực mạnh. Sau 1 thập kỷ, ông hứa hẹn có thể vùng vẫy và giành chức vô địch V.League, bằng một đội hình bóng đá Công an Hà Nội mạnh chẳng khác gì đội tuyển quốc gia Việt Nam thu nhỏ.

Giữ chức vô địch ở lại Thủ đô

Năm ngoái, ba đội bóng tại Hà Nội gồm Thể Công - Viettel, Công an Hà Nội và Hà Nội FC kết thúc ở 3 vị trí dẫn đầu. 5 mùa giải qua, cúp vô địch V.League chưa bao giờ rời khỏi thủ đô. Nói như thế để thấy rằng Hà Nội là nơi hội tụ sức mạnh đỉnh cao của giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Vậy nhưng, địa phương mạnh nhất về bóng đá lại đang chuệch choạc tại V.League 2023/24 - mùa giải chuyển mình lịch sử về thời gian thi đấu, vắt từ năm này sang năm khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Hải Phòng và Bình Định cống hiến cho khán giả trận cầu hấp dẫn và bước ngoặt tới ở phút 44.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành Trần ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN