Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Kairat vs Olimpija
Logo Kairat - KAI Kairat
-
Logo Olimpija - OLI Olimpija
-
Malmö FF vs Iberia 1999
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Iberia 1999 - IBE Iberia 1999
-
Budućnost vs Noah
Logo Budućnost - BUD Budućnost
-
Logo Noah - NOA Noah
-
Dinamo Minsk vs Ludogorets Razgrad
Logo Dinamo Minsk - DIM Dinamo Minsk
-
Logo Ludogorets Razgrad - LUD Ludogorets Razgrad
-
Linfield vs Shelbourne
Logo Linfield - LIN Linfield
-
Logo Shelbourne - SHE Shelbourne
-
Partizan vs AEK Larnaca
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo AEK Larnaca - AEL AEK Larnaca
-
Celje vs Sabah
Logo Celje - CEL Celje
-
Logo Sabah - SAB Sabah
-
Liverpool vs AFC Bournemouth
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Aston Villa vs Newcastle United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BUR Burnley
-
Sunderland vs West Ham United
Logo Sunderland - SUN Sunderland
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Brentford
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Brighton & Hove Albion vs Fulham
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Wolverhampton Wanderers vs Manchester City
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Chelsea vs Crystal Palace
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Leeds United vs Everton
Logo Leeds United - LEE Leeds United
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Sassuolo vs Napoli
Logo Sassuolo - SAS Sassuolo
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Genoa vs Lecce
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Roma vs Bologna
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Milan vs Cremonese
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cremonese - CRE Cremonese
-
Como vs Lazio
Logo Como - COM Como
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Cagliari vs Fiorentina
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Juventus vs Parma
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Parma - PAR Parma
-
Atalanta vs Pisa
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Pisa - PIS Pisa
-
Udinese vs Hellas Verona
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Inter Milan vs Torino
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Torino - TOR Torino
-

Thế khó của bóng đá Việt Nam và sự thực dụng của HLV Kim Sang-sik

(PLO)- Dưới thời HLV Kim Sang-sik, đội tuyển Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup 2024, nhưng giới chuyên môn vẫn lửng lơ câu hỏi lớn về lứa kế thừa cho những bước đi lớn trong tương lai?

Sau quá trình “đốt cháy giai đoạn” của HLV Troussier với quá nhiều cầu thủ trẻ ở các đội tuyển quốc gia mà thiếu kinh nghiệm khiến ông thầy người Pháp thất bại, thời của HLV Kim Sang-sik dần quay lại sự thực dụng bằng lứa cựu binh với rất ít gương mặt mới.

Ngay cả trong các trận giao hữu như khi tiếp khách Campuchia ở dịp FUFA Days tháng 3 hay gặp đội yếu Lào tại vòng loại Asian Cup 2027, HLV Kim Sang-sik rất dè dặt thử nghiệm, như một thời kỳ dài của tiền nhiệm Park Hang-seo rất hạn chế thử lửa các nhân tố trẻ. Nó dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng về lứa kế cận có khả năng thay thế những đàn anh với nhiều cầu thủ đã lên hàng lão tướng.

HLV Kim Sang-sik trong sự mong muốn kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm và sức trẻ, tạo nên một đội tuyển vừa bền bỉ, vừa linh hoạt, nhưng ông cũng gặp phải sức ép thành tích khiến cho ý tưởng không như ý. Sân chơi AFF Cup 2024, ông thầy người Hàn Quốc đã tìm ra một số nhân tố mới, nhưng không còn trẻ nữa. Những cầu thủ như thủ thành Đình Triệu, Doãn Ngọc Tân đã ngoài 30, Văn Vĩ cũng đã 27 tuổi. Các tuyển thủ khác như Duy Mạnh, Bùi Tiến Dũng, Văn Thanh, Tiến Linh… không còn nhanh nhẹn như xưa.

Lão tướng Duy Mạnh và các cựu binh vẫn là chỗ dựa của đội tuyển Việt Nam. Ảnh: ANH PHƯƠNG

Lão tướng Duy Mạnh và các cựu binh vẫn là chỗ dựa của đội tuyển Việt Nam. Ảnh: ANH PHƯƠNG

Thực chất HLV Kim Sang-sik cũng muốn trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ, vẫn chưa thể tìm được những cầu thủ có chất lượng cao để xây dựng một thế hệ mới có khả năng thay thế. Các gương mặt trẻ như Khuất Văn Khang, Bùi Vĩ Hào hay thủ môn Trung Kiên dù được triệu tập, nhưng hầu như chỉ đóng vai trò dự bị. Ngoài Vĩ Hào thi đấu 6 trận tại AFF Cup 2024, còn lại dấu ấn của các cầu thủ trẻ là rất mờ nhạt.

Thủ môn Trung Kiên không ra sân, Văn Khang trận có trận không và thường ngồi ngoài nhiều hơn. Các tài năng trẻ được đánh giá cao như Văn Trường, Quốc Việt, Thái Sơn, Đình Bắc cũng không có suất hoặc không thể trụ lại lâu dài ở đội tuyển. Sự chuyển giao thế hệ đang diễn ra chậm chạp dưới thời HLV Kim Sang-sik khi những trận, giải đấu gần đây ông cần có chiến thắng nhờ lứa cựu binh.

Gần nhất ở dịp FIFA Days tháng 3, HLV Kim Sang-sik cho gọi trung vệ trẻ Phạm Lý Đức nhưng lại không dám mạo hiểm cho ra sân mà vẫn tin dùng các lão tướng Duy Mạnh, Thành Chung, Bùi Tiến Dũng. Sự thực dụng của ông Kim có nguy cơ khiến cầu thủ trẻ kế thừa đội tuyển quốc gia thiếu cơ hội thi đấu lẫn sự va chạm thực tế cần thiết.

HLV Kim Sang-sik rất ít khi sử dụng các gương mặt trẻ. Ảnh: ANH PHƯƠNG

HLV Kim Sang-sik rất ít khi sử dụng các gương mặt trẻ. Ảnh: ANH PHƯƠNG

Bên cạnh đó, bóng đá Việt Nam có rất nhiều tài năng trẻ vẫn đang ngụp lặn ở hạng Nhất hoặc chỉ hiếm hoi vào sân ở V-League. Cầu thủ trẻ thiếu kinh nghiệm là điều không mới, sau những gì các tiền nhiệm Park Hang-seo, Troussier từng lên tiếng mà rất khó, hoặc không thay đổi.

HLV Kim Sang-sik cũng đang dần rơi vào tình trạng thiếu hụt lực lượng kế thừa như các đàn anh, khi các tuyển thủ ở hoàn cảnh “tre già, măng không kịp mọc”. Một khi đã thiếu môi trường thi đấu thực sự chất lượng, rất khó để các cầu thủ trẻ trưởng thành.

Mới đây, đội tuyển U-22 Việt Nam cũng do HLV Kim Sang-sik phụ trách nhưng ông trao quyền cho phó tướng Đinh Hồng Vinh, vừa có chuyến du đấu tại Trung Quốc, hòa ba trận với các đội trẻ của Hàn Quốc, Uzbekistan và Trung Quốc. Đây là một tín hiệu tích cực về tinh thần và tổ chức chiến thuật. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy họ còn thiếu rất nhiều thứ để có thể chen chân vào đội tuyển quốc gia. Một số gương mặt trẻ tiềm năng chưa đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để góp sức ở sân chơi lớn.

Bùi Vĩ Hào là nhân tố trẻ hiếm hoi thường ra sân dưới thời ông Kim. Ảnh: ANH PHƯƠNG

Bùi Vĩ Hào là nhân tố trẻ hiếm hoi thường ra sân dưới thời ông Kim. Ảnh: ANH PHƯƠNG

HLV Kim Sang-sik nhiều lần khẳng định ông triệu tập đội tuyển quốc gia không phân biệt tên tuổi khi đánh giá cầu thủ, mà chủ yếu là khả năng thích nghi và sự phù hợp. Tuy nhiên, áp lực chiến thắng đã nhiều lần buộc ông thầy người Hàn phải quay trở lại phương án thực dụng và an toàn.

Cách làm của HLV Kim Sang-sik thực chất không khác gì các đồng nghiệp ở V-League. Áp lực thành tích buộc họ không thể có hành động táo bạo sử dụng hay thử nghiệm cầu thủ trẻ và luôn ưu tiên cho các đàn anh dày dạn chinh chiến. Và khi không có nhiều tài năng trẻ đủ chín chắn để làm trụ cột trên tuyển quốc gia, HLV Kim Sang-sik buộc lòng phải trông cậy vào lứa cựu binh. Sự tích cực từ các tuyển thủ đã khẳng định mình như Quang Hải, Hoàng Đức,… giúp họ vẫn giữ vững chỗ đứng của mình, nhưng mặt trái là thiếu sự cạnh tranh và cảm hứng thi đấu.

Trong bối cảnh này, việc chuyển giao thế hệ ở đội tuyển Việt Nam đang đứng trước bài toán đầy thử thách. HLV Kim Sang-sik cần mạnh dạn thử nghiệm cầu thủ hơn, đồng thời với sự hợp tác của các CLB khi trao nhiều cơ hội cho tài năng trẻ. Chỉ khi nào giải quyết tốt mặt này, đội tuyển quốc gia mới có những bước đi vững chắc mà không lo hụt hẫng lứa kế thừa.

(PLO)- Dưới thời HLV Kim Sang-sik, các đội tuyển Việt Nam (VN) đang từng bước được làm mới cả về tư duy chiến thuật lẫn nhân sự, và trong hành trình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ANH NHẬT ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN