Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Iceland: “Hàn băng chưởng” giữa chảo lửa EURO 2016

Cuộc sống cho những sự việc, hiện tượng tưởng rất phi lý nhưng lại rất hợp lý, có những điều không thể tin được lại trở thành hiện thực một cách đáng kinh ngạc. Bóng đá cũng vậy...

Video Iceland đánh bại Anh, lọt vào tứ kết Euro 2016 (Bản quyền thuộc VTV)

Từ hiện tượng Apple

40 năm trước không nhiều người biết tới hãng công nghệ Apple. Thậm chí vào những năm 90 của thế kỷ trước công ty có biệt danh “Táo khuyết” còn suýt phá sản và biến mất trên thị trường công nghệ thế giới. Nhưng 40 năm sau, với siêu phẩm chủ lực Iphone, Apple trở thành một trong những công ty giàu có và ảnh hưởng nhất trên trái đất này.

Iceland: “Hàn băng chưởng” giữa chảo lửa EURO 2016 - 1

Hiện tượng thú vị của Euro

Theo thống kê vào tháng 7/2011, tiền trong két của Apple còn nhiều hơn cả Chính phủ Mỹ. Thế nên, “Táo khuyết” giờ đang là biểu tượng cho sự vượt khó, dám tự tin sáng tạo vươn lên để chiếm đỉnh cao của danh vọng.

Cũng một hãng công nghệ khác, đó là Nokia. Hơn 10 năm trước, ai dám nghĩ một ngày nào đó công ty của Phần Lan sẽ phá sản. Bởi thời điểm đó Nokia được xem là ông vua của thị trường điện thoại, thâu tóm từ những chiếc "bình dân cục gạch" đến dòng "cao đẳng cấp như ngọc sapphire".

Còn bây giờ thì sao? Nokia đã bán mình cho Microsoft và dần biến mất trên thị trường điện thoại, một sự thật khó tin nhưng đã trở thành hiện thực.

Sang một lĩnh vực khác, năm 1973, Vương quốc Liên hiệp Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (nay là Liên minh châu Âu) ít ai nghĩ rằng hơn 40 năm sau đa số cử tri Anh đã chọn rời tổ chức mà họ là một thành viên quan trọng. Cụm từ Brexit bỗng nhiên trở thành ‘lịch sử’ đối với người Anh, và trở nên ám ảnh với họ khi ĐTQG gồm những hảo thủ nhất nhì thế giới bị đội bóng bé nhỏ Iceland đá bay khỏi VCK Euro 2016.

Đến câu chuyện “Brexit 2.0”

“Brexit 2.0” đã đến quá nhanh với người Anh trong xúc cảm bàng hoàng, thảng thốt hết sức phi lý. Phi lý ở chỗ Iceland dân số chỉ hơn 300.000 dân, một đội hình thi đấu, nếu tính tổng giá trị bằng tiền còn thua cả Rooney, hay Raheem Sterling, nhưng đã đánh gục người Anh, vốn vẫn luôn tự hào mình là “sư tử”, là đất nước có giải đấu bóng đá Premier League hấp dẫn và chất lượng nhất hành tinh.

Quá phi lý? Thực ra chẳng có gì phi lý cả! Iceland tuy nhỏ bé về quy mô dân số, nhưng lại là nước có chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất thế giới, còn thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 5. Iceland còn thuộc top những nước có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới, một đất nước yên bình không có cơ cấu quân đội, hải quân, hay lực lượng không quân như các nước khác. Lực lượng vũ trang duy nhất mà họ có là cảnh sát biển.

Với Iceland lúc này có lẽ thanh bình, hạnh phúc với họ là được chơi bóng, chơi bóng với tất cả niềm say mê mà không nghĩ đến bất kỳ một lý do nào khác. Giống như vào thời kỳ ghi bàn khủng khiếp của Messi trong màu áo Barcelona, với 91 bàn thắng/năm, người ta cố gắng lý giải tại sao? Nhưng Eric Cantona chỉ nói một điều đơn giản: Messi chơi bóng như một đứa trẻ ngây thơ, hạnh phúc khi có bóng trong chân, và chiến thắng đến với M10.

Cầu thủ Iceland có thể kỹ thuật không thể bằng Messi, nhưng niềm hạnh phúc chơi bóng bằng cả trái tim của họ thì không. Trong khi cầu thủ Anh không có sự hạnh phúc thanh thản đến vậy, áp lực của ứng viên vô địch, những lo nghĩ vô định về Brexit, xa hơn có thể là những đường cong nóng bỏng của các nàng WAGs, những cuộc vui ngoài sân cỏ, và sự tự mãn do truyền thông Anh "ban tặng" cho họ.

Iceland: “Hàn băng chưởng” giữa chảo lửa EURO 2016 - 2

Những con người vo danh tạo nên bất ngờ

Đó sẽ là tấm gương cho các cầu thủ Pháp nhìn vào ở trận đấu với Iceland sắp tới. Bởi không thể phủ nhận một thực tế rằng, Les Bleus thi đấu chưa thực sự thuyết phục, không thực sự lãng mạn đúng chất Pháp, cũng chả chắc chắn như ngọn tháp Eiffel sừng sững đứng giữa thủ đô Paris. Pháp của HLV Deschamp đang khiến nhiều người hoài nghi về thực lực của ứng viên nặng ký cho chức vô địch Euro năm nay.

Và sự “phi lý” của Iceland khiến cho thế giới bóng đá điên đảo

Apple từng vượt khó để vươn lên và giờ đang "hạnh phúc" nhờ "bảo bối" Iphone, họ mang đến xúc cảm vi diệu cho các tín đồ iOS. Iceland tương tự thế, một đất nước hạnh phúc với sự thành công "phi lý" của họ ở VCK Euro 2016 đang khiến cho thế giới bóng đá điên đảo. Sự điên đảo ấy bao gồm rất nhiều "yếu tố-bảo bối", nhưng nổi bật có thể kể ra đó là cú ném biên phi thường của Gunnarsson khiến các đối thủ kinh sợ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thông Hồ Nam ([Tên nguồn])
Euro 2024: Hành trình khốc liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN