Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Đến lượt ông Park than phiền thể lực cầu thủ Việt Nam

Sau tất cả các đời thầy ngoại đến Việt Nam thì đến lượt HLV Park Hang-seo than phiền vấn đề muôn thuở của bóng đá Việt Nam là thể lực kém. Điều mà vẫn chưa có HLV nào cải thiện được triệt để.

Sau trận giao hữu giữa U23 Việt Nam với CLB Ulsan Hyundai FC (Hàn Quốc), HLV Park Hang-seo đã nói rằng: “Có một điểm chung từ ĐTQG đến U23 là từ phút 80 chúng ta bị thua bàn nhiều, sự tập trung và thể lực đi xuống. Khi thể lực đi xuống, cầu thủ đánh mất sự tập trung. Chúng ta cần khắc phục hoặc về thể lực hoặc về ý chí. Đây là điều chúng ta nhất định phải thay đổi”.

Đến lượt ông Park than phiền thể lực cầu thủ Việt Nam - 1

U23 Việt Nam trong trận đấu với CLB Ulsan Hyundai FC (Hàn Quốc)

Đấy là điều không chỉ HLV Park Hang-seo nhìn ra mà tất cả những thầy ngoại từng đến Việt Nam làm việc đều nhận thức rõ. Gần nhất là dưới thời HLV Toshiya Miura, khi mới đến Việt Nam, mới xem qua một vài trận đấu ở V.League, ông đã đi đến kết luận rằng, cầu thủ Việt Nam quá kém về thể lực. 

Thậm chí, cựu Trưởng ban tổ chức V.League người Nhật Tanaka Koji còn đưa ra một thống kê khiến nhiều người giật mình. Đó là các cầu thủ chỉ chạy trung bình có 5,807 km/trận và thời gian bóng sống chỉ ở mức 51 phút/trận, dưới tiêu chuẩn 60 phút/trận của AFC. Và nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, nguyên nhân ĐTQG kém về thể lực một phần vì chất lượng của giải đấu V.League.

Và điều đó đã khiến HLV Miura tiến hành những bài tập nhồi thể lực cho các cầu thủ ở ĐQTG và U23 Việt Nam. Những bài tập của ông thầy người Nhật khiến nhiều cầu thủ kiệt sức. Đấy cũng là việc phục vụ cho lối chơi bóng thiên về sức mạnh, tầm vóc, cơ bắp của HLV Miura. 

Ở một thời điểm nhất định thì những  bài tập ấy đã mang đến hiệu quả. Bằng chứng là đội tuyển của chúng ta dưới thời HLV Miura đã cải thiện đáng kể về mặt thể lực, vốn dĩ là điểm yếu muôn đời của bóng đá Việt.

Sau thời HLV Miura, vấn đề rèn thể lực cho các cầu thủ đã không được tiếp mạch khi ĐTQG được chuyển giao cho HLV Hữu Thắng. Đó cũng là thời kỳ mà ở cả ĐTQG và U23 Việt Nam, vấn đề thể lực lại trở thành điểm yếu cố hữu. Cũng bởi một phần lối chơi thiên về kỹ thuật, sử dụng những cầu thủ khéo léo của HLV xứ Nghệ đã không đặt nặng vấn đề sức mạnh, tầm vóc cầu thủ.

Với các HLV Việt Nam, có lẽ HLV Hoàng Anh Tuấn là người đã thấm nhuần điều này hơn ai hết. Chính vì vậy mà trước VCK U20 thế giới, ông đã tập trung nhồi thể lực cho các cầu thủ trẻ với cường độ cao. Bởi lẽ, ông xác định những đối thủ ở giải đấu đó đều là các đội bóng sở hữu thể lực, thể hình vượt trội so với Việt Nam, và nếu không rèn thể lực thì sẽ không theo kịp đối phương trong 90 phút.

Bây giờ, đến lượt HLV Park Hang-seo than phiền về thể lực của các cầu thủ Việt Nam. Và không chỉ một lần ông nhắc đến điều này sau mỗi trận đấu cần rút kinh nghiệm của ĐTQG hay U23 Việt Nam. Chính vì vậy mà ông cũng đã bắt tay vào cải thiện thể lực cho các cầu thủ Việt Nam ngay khi cầm quân.

Trong đợt tập trung ĐT U23 chuẩn bị cho giải giao hữu M-150 Cup và VCK U23 Châu Á, ông Park đưa về chuyên gia thể lực người đồng hương có tên Bea Ji-won để thay thế cho Martin Forkel. Sau đó là hàng loạt các bài tập thể lực được ông và các trợ lý triển khai cho các cầu thủ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều cầu thủ gặp chấn thương thời gian đầu, và một số đó đã phải chia tay ĐT U23 đáng tiếc như: Minh Vương, Tuấn Anh.

Trao đổi với người viết, ông Park nói rằng, ông chưa có thời gian nghiên cứu nên không rõ việc các cầu thủ kém thể lực có phải đến từ V.League hay không. Tuy nhiên, điều mà ông nhận thấy là các cầu thủ Việt Nam kém thể lực một phần do thể hình, thể trạng kém hơn các nền bóng đá phát triển. Cầu thủ Việt Nam nhỏ bé và không dày mình khiến họ thường xuyên bất lợi khi tranh chấp. Bên cạnh đó, yếu tố dinh dưỡng cũng là điều góp phần trong vấn đề nâng cao thể lực.

Đây rõ ràng không chỉ là vấn đề ở ĐTQG mà các CLB, các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ cần phải nhận thức một cách nghiêm túc. Bóng đá Việt Nam sẽ còn nhiều mục tiêu cần hướng đến, chúng ta sẽ không thể có được thành tích và phát triển một cách bền vững chừng nào “điểm chết” thể lực chưa được cải thiện.

Đá thua Thái, xuất khẩu cầu thủ càng thua!

Chính sách xuất ngoại cầu thủ Việt đang gặp vấn đề nan giải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hưng Hà ([Tên nguồn])
HLV Park Hang Seo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN