Trận đấu nổi bật

Xem thêm

SHB Đà Nẵng vs Hà Nội
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thép Xanh Nam Định vs Thể Công - Viettel
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Nottingham Forest vs Southampton
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Manchester United vs Brighton & Hove Albion
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Tottenham Hotspur
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Real Madrid vs Las Palmas
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Las Palmas - LPM Las Palmas
-
Ipswich Town vs Manchester City
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Werder Bremen vs Augsburg
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Logo Augsburg - FCA Augsburg
-
Inter Milan vs Empoli
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Valencia vs Real Sociedad
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Como vs Udinese
Logo Como - COM Como
-
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Chelsea vs Wolverhampton Wanderers
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Villarreal vs Mallorca
Logo Villarreal - VIL Villarreal
-
Logo Mallorca - MLL Mallorca
-
Club Brugge vs Juventus
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Bologna vs Borussia Dortmund
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Benfica vs Barcelona
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Atlético Madrid vs Bayer Leverkusen
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Real Madrid vs Salzburg
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Arsenal vs Dinamo Zagreb
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Sparta Praha vs Inter Milan
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
PSG vs Manchester City
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Milan vs Girona
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Feyenoord vs Bayern Munich
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hải Phòng
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Quy Nhơn Bình Định vs Thép Xanh Nam Định
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
TP Hồ Chí Minh vs SHB Đà Nẵng
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Hà Nội vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-

"Bom tấn" Neymar 222 triệu euro rời Barca: Mô hình V-League chấn động châu Âu

Neymar đào tẩu khỏi Barca để gia nhập PSG với giá 222 triệu euro và làm nên thương vụ nóng nhất của một mùa chuyển nhượng “điên loạn”. Cả châu Âu lắc đầu lè lưỡi. Câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại là PSG?

Video trăm nghìn CĐV PSG hô vang tên Neymar trong buổi ra mắt:

Tại sao là PSG mà không phải một đại gia lắm tiền nhiều của từ Anh quốc? Premier League vừa được bơm tiền từ gói bản quyền truyền hình kỷ lục, khiến cho một đội xuống hạng như Sunderland cũng có tiền thưởng nhiều hơn cả Juventus - nhà vô địch Serie A.

Bóng đá bong bóng

Cả nước Anh thèm khát Neymar, MU còn đạt được thỏa thuận cá nhân với cha con cầu thủ này, mà vẫn trượt. Trong 3-4 năm tới, Neymar sẽ trở thành gương mặt thương hiệu đỉnh nhất hành tinh. Vậy mà có được chữ ký của anh lại là PSG, đội thua kém cả St.Etienne, Marseille về lịch sử chứ đừng mơ sánh kịp những Arsenal, Liverpool, MU…

"Bom tấn" Neymar 222 triệu euro rời Barca: Mô hình V-League chấn động châu Âu - 1

Neymar đã chọn PSG để đầu quân

Thế giới ngày càng phẳng hơn, như lối so sánh của Thomas Friedman trong cuốn sách nổi tiếng: 500 năm trước, Christophe Colomb đi vòng quanh thế giới để chứng minh thế giới hình cầu; 500 năm sau, con người lại chứng minh thế giới là phẳng.

Cái thế giới phẳng ấy tạo cho PSG cơ may sở hữu Neymar từ Barcelona khi mà 14 năm trước họ từng mất Ronaldinho vào tay đối thủ.

Cách thức PSG giành lấy Neymar khiến Barca sững sờ còn cả thế giới sửng sốt. Họ không cần đàm phán mà chi tiền phá vỡ hợp đồng. “Đơn giản” thật đấy, nhưng tại sao những gã nhà giàu Anh quốc không nghĩ tới?

Arsene Wenger, một bộ óc siêu đẳng về kinh tế, lý giải rất chuẩn xác về vấn đề này. Ông bảo rằng PSG mua được Neymar là “hệ quả của việc thay đổi hình thức sở hữu đội bóng”. Rằng “khi một quốc gia sở hữu một đội bóng, điều gì cũng có thể xảy ra”, nhất là với một đất nước quân chủ như Qatar.

Cả quốc gia đứng sau một đội bóng thì có nhiều cách bơm tiền (thông qua tài trợ) mà không phạm Luật Công bằng tài chính. Sân tập của PSG mang tên Ooredoo, một tập đoàn viễn thông đóng trụ sở tại Doha. Họ ký hợp đồng tài trợ với Qatar Tourism Authority, nhận tài trợ từ Ngân hàng quốc gia Qatar QNB, từ kênh truyền hình beIN SPORTS đóng tại Doha…

Tờ Mundo Deportivo còn loan tin rằng Qatar ký với Neymar bản hợp đồng làm đại sứ cho World Cup 2022 với giá 300 triệu euro.

Neymar đáng giá bao nhiêu?

Theo lẽ thường trước khi mua một cầu thủ, mỗi đội bóng sẽ nghĩ tới khả năng thu hồi vốn. Mua cầu thủ giống như một dự án đầu tư mà khả năng lỗ - lãi phải được tính đến. Đó là lý do khiến MU - đội bóng có thương hiệu, doanh thu và lợi nhuận vượt trội so với PSG - không dám liều lĩnh giành lấy Neymar.

"Bom tấn" Neymar 222 triệu euro rời Barca: Mô hình V-League chấn động châu Âu - 2

PSG tự mua lại hợp đồng với Barca trị giá 222 triệu euro

Dù rất giàu, MU vẫn làm bóng đá theo tư duy kinh tế kiểu Mỹ, khác với cách của các đại gia dầu mỏ. Họ dư sức mua Neymar nhưng dự án này không khả thi bởi vốn đầu tư quá lớn, khả năng thu hồi vốn thấp.

Chỉ có sức mạnh dầu mỏ của người Qatar hay UAE (ông chủ Man City) mới làm được điều đó. Họ đầu tư vào Neymar mà không cần tính đến khả năng lời lãi (hoặc thậm chí là cầm chắc lỗ).

Wenger bảo rằng giá cầu thủ thời buổi này không phản ánh đúng giá trị của cầu thủ ấy mà phụ thuộc vào mức độ chịu chơi và nhu cầu của các ông chủ. “Năng lực tài chính của người mua sẽ quyết định giá cầu thủ”, rất thức thời.

Tức là với PSG, Neymar đáng giá 222 triệu euro nhưng với MU hay Real, Neymar chỉ đáng giá 120 - 130 triệu euro.

PSG chi 222 triệu euro mua Neymar không phải bởi Neymar đáng giá 222 triệu euro. PSG mua Neymar bởi Neymar là người mà họ cần. Đứng sau PSG là hoàng gia Qatar, tất cả đều hiểu điều đó, và đã có những đồn đoán rằng người Qatar mua Neymar để phục vụ cho mục tiêu chính trị trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh.

Mô hình V-League trở thành thời thượng

Tính chính trị của thương vụ Neymar chưa được kiểm chứng nhưng từ mặt kinh tế, đó đã là một bài toán được tính rất chi li ở tầm vĩ mô.

"Bom tấn" Neymar 222 triệu euro rời Barca: Mô hình V-League chấn động châu Âu - 3

Giới chủ PSG đánh giá Neymar là "mỏ vàng"

Người Qatar hiểu rằng dầu mỏ không phải thứ tài nguyên vĩnh cửu và rằng chỉ vài chục năm nữa, các quốc gia phát triển sẽ cấm động cơ chạy xăng và diesel. Tiền bán dầu mỏ được đầu tư ngày càng nhiều hơn vào khắp các địa hạt kinh tế.

Về thể thao, người Qatar chi bộn đăng cai World Cup, mua PSG và cả đội bóng ném giàu truyền thống của Paris. Họ chắc chắn không nhắm tới lời lãi từ thể thao đơn thuần (lợi nhuận bóng đá thực ra không nhiều so với làm thương mại hay đơn giản là bán dầu mỏ).

Thay vào đó, bóng đá là bàn đạp để người Qatar tiến sâu vào các lĩnh vực khác như là bất động sản. Paris là một trong những thành phố lớn nhất thế giới trong khi Pháp nằm trong những quốc gia giàu mạnh nhất về du lịch và thương mại. PSG và Neymar quả là công cụ quảng bá đắc lực.

Đến đây bạn thấy quen quen phải không? Đó chẳng phải đó là điều mà chúng ta từng kiểm nghiệm ở V-League trong giai đoạn 2008 - 2012. Khi mà ngân sách hàng năm của các CLB lên tới cả trăm tỷ. Khi mà những Công Vinh, Việt Thắng… được thổi giá cả chục tỷ đồng. Khi mà những ngôi sao sáng giá nhất khu vực hay cả Lee Nguyễn từng đá ở châu Âu cũng đua nhau cập bến V-League…

Thời buổi kinh tế phát triển nóng và thị trường bất động sản bong bóng, công thức quen thuộc là doanh nghiệp X muốn đầu tư vào tỉnh Y, nơi có đội bóng Z. Để được ưu đãi đầu tư, X nhận “nuôi” Z. Thế là vẹn cả 3 đường. Doanh nghiệp có đất, có dự án và dùng đội bóng để đánh bóng tên tuổi. Tỉnh rạng danh nhờ có đội bóng mạnh. Còn đội bóng thì bỗng dưng sống khỏe.

Sau giai đoạn phát triển nóng, bất động sản đóng băng, các ông bầu kêu lỗ, tháo chạy hoặc cắt bớt đầu tư. V-League trở về giá trị thực của nó.

Điều thú vị là mô hình đã phá sản ở V-League suốt nửa thế kỷ nay lại hồi sinh mạnh mẽ ngay tại kinh đô ánh sáng Paris!

Ai thay Neymar ở Barca?
Theo bạn, Barca nên chọn phương án nào để thay thế khi bán Neymar cho PSG?

Chuyển nhượng Barca & Liga 31/7 - 6/8: “Siêu bom tấn” Neymar rung chuyển thế giới

Neymar đã chính thức chuyển tới PSG với mức giá kỷ lục thế giới 222 triệu euro.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
Neymar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN