Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Thể Công - Viettel vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Chelsea vs West Ham United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Brighton & Hove Albion vs Aston Villa
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Empoli vs Frosinone
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Union Berlin vs Bochum
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bochum - BOC Bochum
-
Liverpool vs Tottenham Hotspur
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Heidenheim vs Mainz 05
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Ai dám sa thải ông Miura?

Sau trận tuyển Việt Nam thắng chật vật Đài Loan 2-1 trên sân khách, năng lực của HLV Miura lại bị đưa lên bàn mổ xẻ.

VFF ký hợp đồng với HLV Miura cho đến hết năm 2015 nhưng chính ông Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng mới đây đã cam kết gia hạn đến sau SEA Games 2017. Tuy nhiên, từ trận thắng khó nhọc Đài Loan vào phút chót ở vòng loại World Cup 2018 mà bầu Đức gọi là “ăn rùa”, một làn sóng phản ứng HLV Miura trỗi dậy đòi VFF sa thải ông trước thời hạn. Bầu Đức với tư cách là phó chủ tịch VFF trả lời rất rõ ràng là muốn bóng đá Việt Nam phát triển thì việc đầu tiên phải chấm dứt hợp đồng với HLV Miura.

Một câu hỏi lớn đặt ra: Ai dám sa thải HLV Miura và dựa vào đâu để đơn phương chấm dứt hợp đồng với ông thầy người Nhật?

Nhìn lại quá trình 16 tháng gắn bó với các đội tuyển Việt Nam, ông Miura đều đã hoàn thành các chỉ tiêu do VFF đưa ra hoặc ông tự nhận và được VFF đồng ý. Ông đã giúp Olympic Việt Nam trở thành một trong 16 đội mạnh nhất Asiad, đưa đội tuyển quốc gia đến bán kết AFF Cup 2014, đoạt vé vào vòng chung kết U-23 châu Á 2016 và cùng đội U-23 đoạt huy chương đồng SEA Games 26.

Ai dám sa thải ông Miura? - 1

Hợp đồng với HLV Miura được ký đến hết 2015 nhưng Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng nói rằng sẽ gia hạn đến năm 2017

Nếu dựa vào các thành tích của HLV Miura đã gặt hái thì VFF không có lý do nào cho ông thầy người Nhật nghỉ việc vì ông đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu. Ví như việc VFF gật đầu với ông về chỉ tiêu đưa đội U-23 vào bán kết SEA Games 26 thì ông đã làm hơn với hạng ba (dù trận thắng Indonesia 5-0 bị nghi do đối phương “làm độ”).

Cái chính là giới hâm mộ có thể không hài lòng về thành tích của các đội tuyển dưới thời HLV Miura không bằng những đồng nghiệp tiền nhiệm nhưng ông vẫn thỏa mãn mục tiêu của VFF.

Tuy nhiên, về lối chơi lẫn sự tiến bộ của các đội tuyển thì cũng cần nhìn nhận lại tay nghề của HLV Miura, chất lượng cầu thủ và vai trò của các bộ phận chuyên môn VFF.

Suốt hơn một năm qua, ai giám sát, thẩm định và phản biện năng lực của thầy ngoại cùng những đánh giá về triết lý bóng đá của ông Miura có thực sự phù hợp với các đội tuyển Việt Nam?

Rõ nhất là lối chơi của đội tuyển quốc gia ở vòng loại World Cup với kiểu đá chém đinh chặt sắt thua Thái Lan 0-1 và mới đây “ăn rùa” Đài Loan 2-1 có phải là bản sắc của bóng đá Việt Nam sau 16 tháng đeo đuổi cùng Miura?

Cách chơi bóng dài và sẵn sàng đá rắn của đội tuyển do trình độ cầu thủ chưa đáp ứng yêu cầu mới buộc ông phải phá vỡ kiểu đá nhỏ, kỹ thuật như các đời HLV trước đó hay bởi giới hạn năng lực chuyên môn của HLV Miura?

Trách nhiệm của VFF và vai trò của phòng các đội tuyển quốc gia ở đâu suốt hơn một năm qua trong việc định hướng lối chơi của đội tuyển lẫn xác định HLV Miura là chọn lựa tốt cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam?

Thời điểm này VFF chắc chắn không dám sa thải HLV Miura bởi họ không thể thừa nhận đấy là một sai lầm!

VFF kiên nhẫn đến bao giờ?

HLV Miura làm việc với bóng đá Việt Nam thông qua sự hợp tác toàn diện giữa VFF và Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà nhà tài trợ chính cho V-League là một nhãn hàng của Nhật và hai năm trước, giải vô địch quốc gia từng có ông trưởng giải người Nhật. Ngoài ra, phía bạn còn tiến cử thêm một HLV bản xứ cho đội tuyển quốc gia nữ.

Chính bởi sự phụ thuộc vào tài chính và nhân sự của đối tác nên rất khó cho VFF chịu thay đổi, dù chắc chắn rất nhiều người trong bộ máy VFF đã nhìn ra những sự bất hợp lý về lối chơi của các đội tuyển dưới thời HLV Miura. Ít nhất VFF buộc phải chịu đựng sự chỉ trích, phản ứng của dư luận đối với cách chơi của thầy trò Miura cho đến hết hợp đồng của ông vào cuối năm nay và bóng đá Việt Nam sẽ còn khổ sở với điệp khúc đi mãi vẫn chưa thành đường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Công Tuấn ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN