Thạc sĩ tốt nghiệp trường danh tiếng nhưng phỏng vấn thất bại 8 lần vì lỗi cơ bản

Lỗi mà người đàn ông này mắc phải trong lúc phỏng vấn cũng là điều mà nhiều người không chú ý nhất.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không phải cứ có bằng cấp giỏi, tốt nghiệp từ trường danh tiếng là sẽ đậu phỏng vấn. Trên thực tế, có một số kỹ năng bạn nên chú ý nếu không có thể rơi vào trường hợp như người đàn ông dưới đây.

Theo đó, người đàn ông giấu tên này cho biết, sau khi tốt nghiệp đại học và hoàn thành nghĩa vụ quân sự, do bị ảnh hưởng bởi làn sóng tài chính nên anh quyết định quay trở lại trường học cao học.

Năm 2008, anh lấy được bằng thạc sĩ của trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Anh thuận lợi tìm được việc làm nhưng làm được vài năm lại muốn nghỉ việc.

Ban đầu, anh nghĩ tới nền tảng học vấn cùng kinh nghiệm làm việc, có thể sẽ nhanh chóng tìm được công việc mới. Nhưng anh không ngờ đó là sự khởi đầu của một chuỗi thất bại.

Anh đã nộp rất nhiều hồ sơ và nhận được lời mời phỏng vấn của nhiều công ty. Tuy nhiên, sau 8 lần liên tiếp bị từ chối, anh cảm thấy hoang mang không biết tại sao mình lại thất bại như vậy.

Trong cuộc phỏng vấn lần thứ 9 với giám đốc, người này hỏi anh đã phỏng vấn bao nhiêu công ty, có chỉ trích công ty cũ mỗi khi nói về lý do nghỉ việc hay không. Nghe những lời này, anh chợt nhận ra nguyên nhân khiến mình thất bại trong 8 cuộc phỏng vấn trước đó.

Anh cho biết, công việc trước đây của mình là kỹ sư trong công ty Chuanchan. Cấp trên thường đưa ra nhiều yêu cầu vô lý, khi có khách hàng ghé thăm, các kỹ sư đều phải lao vào dọn dẹp vệ sinh, thậm chí phải lau sàn bằng tay.

Anh kể rất trung thực những bất bình mà mình phải chịu đựng ở công ty cũ cho vị giám đốc này nghe. Người này đã khuyên anh rằng, ngay cả khi môi trường ở công ty cũ thực tệ tồi tệ cũng không nên phàn nàn trong cuộc phỏng vấn với công ty mới.

Vị giám đốc này cũng giải thích thêm với anh rằng, những lời phàn nàn của ứng viên về công ty cũ sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy “người này khó quản lý” và “không thể buông bỏ hình tượng của mình tại nơi làm việc”.

Nghe lời khuyên của vị giám đốc, anh đã thay đổi cách phỏng vấn của mình. Kết quả là chưa đầy nửa tháng sau, anh đã nhận được thông báo trúng tuyển vào công ty mới.

Sau khi đọc bài chia sẻ kinh nghiệm của anh, nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận:

“Nếu bạn biết biến những khuyết điểm thành lợi thế của bản thân, nó sẽ gây ấn tượng tốt đối với bên tuyển dụng”.

“Bạn cần khéo léo hơn khi nói về bản thân trong các cuộc phỏng vấn, đặc biệt là lý do nghỉ việc. Đôi khi không cần thiết phải nói sự thật về công ty cũ”.

Nguồn: [Link nguồn]

Thoạt nghe câu hỏi này có vẻ rất vô lý nhưng bạn cần phải suy nghĩ và mở rộng tư duy một chút mới giải đáp được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Ettoday ([Tên nguồn])
Công sở và những áp lực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN