Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Đỗ Thúy Vy từng tốt nghiệp khoa Nhiếp ảnh trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội với số điểm tuyệt đối 10/10. Điểm số này từng được các thầy của cô nhận định: “Chục năm mới có một lần”. Hiện nay, Vy đang là nhiếp ảnh gia tự do, thường làm việc theo các dự án. 9X luôn “đau đáu” về những vấn đề môi trường đang diễn biến xung quanh mình. Và cô nhận ra, bản thân có thể làm nhiều hơn, lan toả những điều tích cực hơn thông qua nghề nghiệp của chính mình .

Đỗ Thúy Vy- Cựu sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội

Đỗ Thúy Vy- Cựu sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội

Hiện nay, Vy đang là nhiếp ảnh gia tự do, thường làm việc theo các dự án. 9X luôn “đau đáu” về những vấn đề môi trường đang diễn biến xung quanh mình. Và cô nhận ra, bản thân có thể làm nhiều hơn, lan toả những điều tích cực hơn thông qua nghề nghiệp của chính mình.

Vy cho biết, mình đã cầm máy ảnh và yêu thích nhiếp ảnh được 10 năm. Từ khi còn học THCS cô đã có một chiếc máy ảnh du lịch và là món quà của bố, từ đó Vy bén duyên luôn với nghề. “Mình không nghĩ thú vui thích được ghi lại khoảnh khắc, lại trở thành đam mê và sự nghiệp của mình sau này”, Vy kể.

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 2

Năm 2018, Vy tốt nghiệp khoa Nhiếp ảnh tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội với số điểm tuyệt đối 10/10. “Đó là số điểm mà theo như các thầy nói vui rằng: “Chục năm mới có một lần”. Cũng trong năm ấy, mình may mắn được mọi người biết đến nhiều hơn, và biết cả những dự án rất thú vị về môi trường. Chính lúc này, mình nhận ra mình có thể làm gì đó nhiều hơn, lan toả những điều tích cực hơn với khả năng chụp hình của mình”, Vy tâm sự.

Vy luôn trăn trở với những vấn đề về môi trường

Vy luôn trăn trở với những vấn đề về môi trường

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 4

Ngay khi vừa ra trường Vy đã có triển lãm ảnh đầu tiên của riêng mình, mang tên: “Ông bà mình thời chưa có chai nhựa và túi nilong”. Đây là cuộc triển lãm nhằm phản ảnh các vấn nạn về rác thải nhựa trong môi trường. Đồng thời cũng mang thông điệp và “đánh thức nhẹ” tới công chúng về một thời kỳ khi chưa có sự xuất hiện của đồ nhựa. Đó là hình ảnh của gói xôi bọc lá, những chiếc thuyền giấy hay máy bay được làm từ sách báo cũ của ông, của bà.

“Tuổi thơ của mình gói gọn trong những khung hình được tái hiện lại, là cách để mình truyền tải nội dung một cách vui tươi đến giới trẻ trong việc nhận thức môi trường sống”, Vy nhớ lại.

Ở triển lãm này, Vy đã thực hiện đấu giá 2 bức ảnh của mình, và ủng hộ toàn bộ chi phí đó cho việc lắp đặt các thùng rác phân loại trong các trường học trên địa bàn TP Hà Nội.

Những bức ảnh trong triển lãm của Thúy Vy

Những bức ảnh trong triển lãm của Thúy Vy

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 6

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 7

Bức ảnh được Vy đấu giá trong buổi triển lãm của mình

Bức ảnh được Vy đấu giá trong buổi triển lãm của mình

Sau dự án triển lãm cá nhân, Vy không chỉ được mọi người đón nhận về lĩnh vực chụp ảnh, mà còn là sự lan toả các hoạt động môi trường tới cộng đồng. Từ đó, Vy có nhiều cơ hội được thực hiện hình ảnh trong lĩnh vực này hơn như các chiến dịch Kẻ trộm nhựa, Zero Waste – Chiến dịch ăn không lãng phí của Golden Gate,…

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 9

Vốn là người tò mò về mọi thứ diễn ra xung quanh mình, từ Trái Đất- nơi chúng ta đang sống cho đến Vũ trụ bao la, Vy cảm nhận “nỗi đau” của tự nhiên và trăn trở với nó.

Vy tâm sự rằng: “Càng đọc nhiều, xem nhiều, chiêm nghiệm nhiều mình càng thấy sự mất cân bằng trong tự nhiên mỗi ngày đều diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Sự phát triển là điều cần thiết, nhưng nó đi kèm với nhiều hệ luỵ rất nghiêm trọng”.

Cô thấy lo lắng trước thực tế cấp bách, nhưng con người lại thờ ơ với mỗi hành động vì môi trường. Muốn thay đổi cục diện thì phải thay đổi được nhận thức, không chỉ là thay đổi hành vi. Đó chính là điều khó khăn nhất.

Muốn thay đổi cục diện thì phải thay đổi được nhận thức, không chỉ là thay đổi hành vi.

Muốn thay đổi cục diện thì phải thay đổi được nhận thức, không chỉ là thay đổi hành vi.

Trước khi thay đổi được những người xung quanh, Vy hiểu mình phải thay đổi từ chính mình trước. “Sau triển lãm cá nhân, mình vẫn giữ thói quen phân loại rác trong gia đình, tái chế các đồ dùng nếu có thể và hạn chế nhất có thể việc sử dụng đồ nhựa 1 lần. Ngoài ra, mình còn luôn theo dõi và ủng hộ cho các quỹ trồng rừng hay bảo vệ san hô tại các vùng biển,... Đổi rác lấy cây chỉ là một trong những hoạt động nhỏ mà mình thực hiện vì dễ dàng kêu gọi tới mọi người”, Vy chia sẻ.

Trước khi thay đổi được những người xung quanh, mình phải thay đổi từ chính mình trước

Trước khi thay đổi được những người xung quanh, mình phải thay đổi từ chính mình trước

“Khó nhất trong việc lan toả đó là cố gắng thay đổi nhận thức những người xung quanh, nhất là thế hệ trước như ông bà, bố mẹ. Còn với những người bạn cùng trang lứa hay thế hệ trẻ hơn, mình thấy họ đã có sự nhận thức nhanh chóng và quan tâm nhiều tới vấn đề này”, Vy nhận định.

Những người bạn của Vy còn thường trao đổi với nhau về cách phân loại sao cho hiệu quả; Và điều Vy thấy hạnh phúc nhất trong công việc này là nhận ra những người bạn đó cũng đang cùng lan toả, giống như mình. Để tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất, nên chỉ cần một người nhận thức được môi trường sống của chính mình, thì họ đều có thể trở thành người lan toả.

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 12

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 13

“Mỗi ngày trôi qua hay mỗi dấu ấn trong đời, mình đều thầm cảm ơn, vì với mỗi lựa chọn mình đều được gặp những cơ hội mới, những người mới, những bài học mới. Nên với mình không trải nghiệm nào đáng giá hơn trải nghiệm nào, mỗi ngày chỉ cần làm việc có ích và tích cực thì đó đều là những ngày có trải nghiệm đáng nhớ”, Vy tâm sự.

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 14

Mỗi chúng ta đều kết nối trực tiếp với thiên nhiên, với môi trường sống, đều đang thở dưới sự cân bằng của tạo hoá, chỉ một sự chênh lệch nhỏ có thể dẫn đến những hệ luỵ mà chúng ta có thể thấy ngay trước mắt. Vì vậy, Vy cho rằng việc làm này là cho chính mình, cho Trái đất, cho tương lai. Dù chỉ là thấy các group tái chế hay môi trường có thêm 1 người quan tâm mới, đó cũng là niềm vui và sự hy vọng của cả một cộng đồng. Hành động vì môi trường với sự nhận thức và niềm vui, Vy không thấy đó là điều gì quá khó khăn!

Các group tái chế hay môi trường có thêm 1 người quan tâm mới, đó cũng là niềm vui và sự hy vọng của cả một cộng đồng.

Các group tái chế hay môi trường có thêm 1 người quan tâm mới, đó cũng là niềm vui và sự hy vọng của cả một cộng đồng.

Công việc chính của Vy hiện tại vẫn là một nhiếp ảnh gia, nên trong thời gian tới cô dự định sẽ tập trung những trải nghiệm mới hơn, cố gắng học tập và trau dồi để trở thành một Art Director. Cũng trong thời gian này, Vy mong được hoạt động trên danh nghĩa người thực hiện hình ảnh với các tổ chức phi lợi nhuận, hội nhóm liên quan tới môi trường.

9X hy vọng cùng với sự phát triển trong công việc sáng tạo, cô sẽ có thêm nhiều kiến thức để đồng thời lan toả nhiều hơn tới cộng đồng những giải pháp về môi trường, thông qua hình ảnh mình thực hiện.

Tạo nên một kỳ tích, phải xuất phát từ những điều nhỏ nhất - 16

Nguồn: [Link nguồn]

Quyết tâm thay đổi bản thân, nữ nhiếp ảnh gia xinh như ngọc nữ Tăng Thanh Hà

Chăm chút hơn cho bản thân, nữ nhiếp ảnh gia “lột xác” một cách kinh ngạc, từ cô gái "quê một cục" trở thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lưu Hồng Anh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN