Cử nhân văn chương chọn chăn nuôi thỏ kiếm tiền tỷ

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Gia trại thỏ của Cần hiện nuôi 250 thỏ nái. Mỗi năm ước tính khoảng từ 9000 đến 10 ngàn con giống và trên/dưới 2000 con thỏ thịt.

Cử nhân văn, chăn thỏ

Trần Thanh Cần (Cử nhân Ngữ Văn, ĐHSP, ĐH Huế) quyết định về quê (thôn Vọng Sơn, xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) lập gia trại chăn nuôi thỏ. 

“Là dân có “máu mặt” văn chương (đạt HSG Văn cấp tỉnh khi học ở BTTH, đạt loại giỏi thời học ĐH), mơ mộng và lãng mạn trăng sao, thế mà Cần về quê  mở xưởng cơ khí, gia trại nuôi thỏ khiến chúng em trố mắt ”- Nguyễn Thị Hồng Nhung (ĐH Y khoa Nghệ An) tâm sự.

Cử nhân văn chương chọn chăn nuôi thỏ kiếm tiền tỷ - 1

  Cần kiểm tra chất lượng thỏ

Nuôi thỏ cần giải những bài toán sau: Giống; chuồng trại, thức ăn, phòng trị bệnh, và tiêu thụ sản phẩm và chàng cử nhân văn chương đã tìm được lời giải rất “thơ”.

Này nhé, giống nhà. Thức ăn trong vườn, ngoài bãi, phế phụ phẩm nông nghiệp, chỉ cần bỏ công thu hái, bảo quản, chế biến. Kỹ thuật chăn nuôi tự học. Đầu ra đã có Công ty cổ phần thực phẩm Hà Nội. Vì vậy, nghề nuôi thỏ theo mô hình gia trại gần như không phải lo vốn ban đầu. 

Nhưng chàng cử nhân văn khoa này đã nếm trải nhiều “quả đắng”: Ba lần mua giống ở Hà Nam, Ninh Bình về nuôi thất bại, cháy túi gần 50 triệu. Hệ thống chuồng làm bằng tre gỗ, bị ẩm, mục, mối mọt, hơn năm đã hỏng, mất trên chục triệu. Nguồn thức ăn không biết tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp nên bị đội giá. Sau thất bại ấy, Cần rút kinh nghiệm, nên hiện nay, quy trình gần như là hợp lý.

Cử nhân văn chương chọn chăn nuôi thỏ kiếm tiền tỷ - 2

  Kiêm sản xuất chuồng thỏ bằng máy hàn điểm tự chế

Để chăn nuôi thỏ, Cần đã nghiên cứu loại chuồng đơn bằng sắt cho thỏ nái 1 con/1 chuồng; thỏ thịt 5 con/ 1 chuồng. Cần đã mày mò sáng tạo ra máy hàn điểm gọn nhẹ, dễ vận chuyển, hàn mọi địa điểm giúp làm chuồng sắt cho thỏ rất thuận tiện. 

Cần không chỉ sản xuất chuồng để chăn nuôi mà còn sản xuất để bán ra thị trường, rất đắt hàng. Chưa hết, Cần cải tiến hệ thống máng tự động ở ngoài chuồng thỏ giúp khi thỏ động vào thức ăn, thanh kẹp bật ra, thỏ dễ dàng sử dụng thức ăn. 

"Giống thỏ chúa sạch sẽ. Bí quyết nuôi thỏ phải chú ý đến 3 sạch: ăn sạch, uống sach, ở sạch; 3 đủ: Đủ thức ăn, đủ ấm, mát, đủ ánh sáng; 3 phòng: Phòng thời tiết, phòng muỗi và các động vật khác tấn công, phòng bệnh" - Cần trao đổi.

Tham công, tiếc việc 

Gia trại thỏ của Cần hiện nuôi 250 thỏ nái. Mỗi năm ước tính khoảng từ 9000 đến 10 ngàn con giống và trên/dưới 2000 con thỏ thịt. Hiện Cần là Cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn Hương Sơn cho Công ty Cổ phần thực phẩm Hà Nội. Công việc của Cần không chỉ hướng dẫn kỹ thuật thú y mà thu mua sản phẩm, tổ chức giết mổ (tại lò mổ Sơn Trung), đóng gói, chở ra Công ty.

Đầu năm 2015, Công ty đã hoàn thành thủ tục Hồ sơ thuê mặt bằng tại xã Sơn Trường, Hương Sơn để xây dựng nhà máy chế biến thỏ. Nghề nuôi thỏ đã tìm được đầu ra.

Cử nhân văn chương chọn chăn nuôi thỏ kiếm tiền tỷ - 3

  Độc tấu sáo trúc: Trong mơ gặp mẹ”

Ngoài ra, Cần còn mở xưởng cơ khí nhỏ sản xuất máng thức ăn gia súc, chuồng chăn nuôi thỏ, gia công các sản phẩm khung cửa, cổng, lợp mái. 

Ngoài tài kinh doanh, nuôi thỏ, chàng cử nhân văn chương này còn có năng khiếu viết vẽ. Cứ mỗi dịp tết, là "ông đồ trẻ" này lại bày mực Tàu, trước cổng Trung tâm văn hóa huyện cho chữ, phục vụ khách hàng đam mê thú chơi thư pháp tao nhã này.

Sáng 09/9/2015, tôi đến nhà Cần. Cậu đang đi họp giao ban kiểm tra tình hình hoạt động thôn đội. Cần là đội trưởng dân quân tự vệ thôn Vọng Sơn. "Cháu tham công tiếc việc lắm. Suốt ngày làm tối mặt, tối mũi. Lại còn "ôm" thêm Bí thư đoàn Thanh niên thôn, Phó Bí thư đoàn xã Sơn Phú nữa. Mà việc chi cũng gắng sức hoàn thành" - Mẹ Cần cho biết.  

Tôi biết Cần khi chàng trai này học tại Trung tâm GDTX huyện Hương Sơn. Tháng 5 năm 2007, Cần được đứng trong hàng ngũ của Đảng 

Sắp tới, Cần thành lập tổ hợp Hợp tác xã Thanh niên Sơn Phú tại thôn Vọng Sơn với nghề cơ khí, xây dựng, mộc, chăn nuôi thỏ, tạo công ăn việc làm cho 35 người lao động với thu nhập 3 đến 4,5 triệu đồng/ tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Văn Vỵ (Infonet)
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN