4 hiệu ứng tâm lý giúp bạn thoát khỏi bế tắc và cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống

Hiểu được những hiệu ứng này, bạn sẽ nhận ra các hành vi của bản thân đều có nguyên nhân của nó.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mỗi ngày, chúng ta buộc phải đưa ra rất nhiều lựa chọn từ sáng tới tối. 90% trong số đó được chúng ta thực hiện một cách vô thức theo quán tính. Việc bạn đưa ra lựa chọn nhanh hay chậm thực chất do tâm lý bên trong quyết định. Nếu bạn có thể học được cách xác định tâm lý từ những hiệu ứng dưới đây, bạn sẽ thay đổi được cuộc sống của mình.

1. Hiệu ứng “con lừa của Buridan”

Đây là một thuật ngữ triết học, chỉ về một nghịch lý khi đưa ra các quyết định. Theo đó, một con lừa vừa đói vừa khát, được đặt ở giữa một đống cỏ khô và nước. Vì cơn đói ngang bằng với cơn khát nên con lừa lưỡng lự giữa việc ăn và uống, nó không thể chọn được 1 trong 2. Kết quả là con lừa của Buridan chết.

Hiệu ứng Buridan ám chỉ những người thiếu quyết đoán khi đứng trước một sự lựa chọn. Họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ, bỏ lỡ cơ hội tốt nhất một cách vô ích.

Một người dù mạnh mẽ tới đâu nếu thiếu tính kiên quyết sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội. Một người hay thay đổi, cho dù mạnh mẽ đến đâu cũng dễ dàng bị tụt về sau một người có tính kiên quyết.

Nhà triết học Arthur Schopenhauer từng nói: “Cuộc sống là để trải nghiệm và sự hiểu biết có được diễn ra trên đường đi”.

Không có sự lựa chọn đúng đắn nhất cho nhiều thứ, cố gắng là động lực lớn nhất để tiến bộ. Bạn phải tin rằng, bất kể bạn chọn điều gì, miễn là bạn kiên trì thực hiện nó, kết quả sẽ không quá tệ. Nếu do dự, bạn sẽ tự vấn bản thân bất cứ khi nào có điều gì đó bất ngờ xảy ra.

So với việc “làm điều đúng nhất”, có dũng khí và khả năng “làm tốt mọi việc” sẽ có giá trị hơn. Kiên quyết nắm bắt cơ hội và xác định phương hướng đi lại đã thành công được một nửa.

2. Hiệu ứng Diderot (hiệu ứng lồng chim)

Có một lần nọ, nhà tâm lý học người Mỹ William James và bạn thân của mình là nhà vật lý Carlson đã thực hiện một vụ cá cược. Giáo sư James cá với Carson rằng: “Cậu sẽ sớm nuôi một con chim”. Carlson phản bác lại: “Mình chưa bao giờ có ý định nuôi chim”.

Vào ngày sinh nhật của Carlson, giáo sư James đã tặng cho người bạn thân của mình một chiếc lồng chim tuyệt đẹp. Carlson xem đây là một đồ vật trang trí nên đặt trong phòng khách. Mọi thứ bắt đầu thay đổi kể từ khi chiếc lồng chim này xuất hiện.

Sau đó, mỗi khi có khách đến nhà, họ thường nhìn vào chiếc lồng chim và hỏi Carlson: “Thưa giáo sư, ông nuôi chim sao, nó chết rồi à”.

Sau khi giải thích hết lần này tới lần khác việc mình không nuôi chim, Carlson không chịu đựng được nữa nên quyết định mua một con chim thật.

Đây là một ví dụ rất sinh động về hiệu ứng lồng chim nổi tiếng. Khi chúng ta tiếp nhận một thứ gì đó không cần thiết, áp lực theo đuổi sự hoàn mỹ hoặc áp lực được tạo ra từ mọi người xung quanh có thể thúc đẩy ta không ngừng nhận về nhiều hơn những món đồ không cần thiết.

Triết gia người Hy Lạp cổ đại Socrates từng nói: “Khi chúng ta mệt mỏi chạy theo cuộc sống xa hoa, hạnh phúc sẽ ngày càng xa tầm tay”.

3. Hiệu ứng điểm tới hạn

Đây là một hiệu ứng khi đạt tới một giới hạn nhất định, bạn sẽ nhận được một kết quả hoàn toàn khác. Băng đá trên 0 độ C sẽ chuyển thành nước, nước trên 100 độ C sẽ chuyển thành hơi nước.

Thông thường, thách thức càng lớn cơ hội càng mở rộng. Bạn có thể không ngờ bản thân mình có thể làm được những điều rất phi thường mà trước đây chưa từng nghĩ tới chỉ bằng cách vượt qua giới hạn.

Có một câu nói rất hay “chỉ cần bạn không từ bỏ hy vọng thì hy vọng sẽ không từ bỏ bạn”.

Khi cảm thấy mệt mỏi, có lẽ bạn đang đi bộ lên dốc và nếu kiên trì tiếp tục đi lên nữa, bạn sẽ thấy một khung cảnh, một tầm cao mới. Hãy tiếp tục kiên trì với mục tiêu, rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày, thế giới sẽ tặng cho bạn một điều tuyệt vời.

4. Hiệu ứng con mèo

"Hiệu ứng con mèo" là một dạng điển hình khi cảm xúc tiêu cực lây lan, Một khi tâm trạng tồi tệ, con người sẽ tìm mọi cách để trút bỏ nó. Do đó, cảm xúc tiêu cực dễ lây lan hơn cảm xúc tích cực.

Một người cha buồn bã vì công việc của mình không suôn sẻ. Về đến nhà, anh thấy con trai nhảy lung tung trên ghế sofa liền quát mắng cậu bé. Cảm thấy cha quát mình vô lý, đứa trẻ đá vào con mèo dưới chân mấy cái liền.

Con mèo vội vàng chạy ra khỏi nhà và băng qua đường. Một chiếc xe tải chạy qua, tài xế không tránh kịp đã tông vào một cháu bé đang chơi trên lề đường, cảnh tượng tai nạn kinh hoàng

Sự lây lan của những cảm xúc xấu giống như đánh sập quân cờ domino. Tự do trút giận có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn.

Và cách tốt nhất để ngăn chặn "hiệu ứng con mèo" không phải là kìm nén cảm xúc mà là quản lý chúng. Khi bạn tức giận, hãy để bản thân bình tĩnh trong 3 phút, đi ra chỗ khác và hét lên vài lần.

Chỉ bằng cách quản lý cảm xúc của mình, bạn mới có thể tránh trở thành người gây ra hàng loạt các tình huống nghiêm trọng như “đá con mèo”.

Nguồn: [Link nguồn]

Sống đừng trông mong vào người khác, cuộc đời của bạn không nằm trong miệng người ta

Có những đạo lý và bài học cuộc sống bạn nên nhận ra càng sớm càng tốt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN