Youtuber quay clip, đăng chuyện "xằng bậy" về Tuấn "khỉ" sẽ bị xử lý ra sao?

Vừa qua, liên quan đến vụ truy bắt Lê Quốc Tuấn (33 tuổi, Tuấn "khỉ"), nghi can bắn chết 5 người ở Củ Chi (TP. HCM), lực lượng chức năng đã mở rộng địa bàn tìm kiếm Tuấn và đồng phạm. Đối với sự việc trên, một số youtuber đã có hành vi tung tin sai sự thật về Tuấn "khỉ" nhằm "câu like", "câu view"..

Hành vi của youtuber nói trên đã gây hoang mang dư luận, làm nhiễu thông tin, gây khó khăn trong việc tập trung truy bắt tội phạm của lực lượng công an, ảnh hưởng đến tinh thần, sinh hoạt của người dân trên địa bàn TP HCM nói chung. 

Xem xét dưới góc độ pháp lý, có thể thấy hành vi này đã vi phạm khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, trong đó có:   

"Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác".

Một người livestream tại nơi truy bắt Lê Quốc Tuấn

Một người livestream tại nơi truy bắt Lê Quốc Tuấn

Đối với hành vi trên cũng như những trường hợp tung tin thất thiệt khác trên không gian mạng nói chung, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ có những biện pháp xử lý như sau:

Thứ nhất, yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Theo điểm i khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018);

Thứ hai, người đăng tin sẽ bị phạt hành chính, cụ thể là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng (theo khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện).

Ngoài ra, nếu đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì hành vi của các youtuber còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông". 

Theo đó, hành vi đưa thông tin lên mạng nhằm thu lợi bất chính, hoặc gây dư luận xấu, làm thiệt hại đến uy tín của chủ thể khác, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội… thì tùy theo mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi, hậu quả gây ra mà có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

Trong tình hình xã hội đang có những chuyển biến không ngừng, bên cạnh việc phát triển của công nghệ thông tin, đồng thời Luật An ninh mạng đã có hiệu lực, việc xác thực các thông tin trước khi đăng tải trên mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông đại chúng là một điều hết sức cần thiết đối với mỗi người tham gia mạng xã hội. 

Nhất là đối với những thông tin đang nhận được sự chú ý của cộng đồng thì việc kiểm tra, xác thực thông tin trước khi đăng tải cũng như bày tỏ quan điểm cá nhân là điều thiết yếu. Bởi lẽ, những sự quan tâm, theo dõi trên không gian mạng chỉ là ảo, nhưng nếu vì lợi ích trước mắt mà bịa đặt nên những sự việc không có thật thì việc bị xử lý hành chính, thậm chí nghiêm trọng hơn là xử lý hình sự chỉ là việc sớm hay muộn.

Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Đoàn Luật sư TP HCM) nhìn nhận: Việc để người dân livestream, youtuber vào tận nơi giới nghiêm truy bắt hung thủ đặc biệt nghiêm trọng là có một phần trách nhiệm của chính quyền địa phương, cụ thể là xã Trung An (huyện Củ Chi) và chính quyền huyện Củ Chi. Trong những trường hợp truy tìm tội phạm nguy hiểm thì cần phải thắt chặt an ninh, cấm người không có nghĩa vụ vào nơi đang truy bắt đối tượng.

Đối với những người livestream không đúng sự thật, youtuber không có chức năng báo chí nhưng cố tình quay clip đăng lên mạng thì cũng cần xử lý nghiêm. "Điều đáng báo động là gần đây trong các phiên tòa, trong những vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, đám tang nghệ sĩ... đã xuất hiện đội ngũ youtuber vào tự do quay phim để đăng lên mạng xã hội kiếm tiền quảng cáo. Thiết nghĩ, tòa án và chính quyền địa phương cần phải kiểm tra nghiêm ngặt những người quay phim. Nếu là cơ quan báo chí thì phải có giấy giới thiệu, thẻ nhà báo ghi rõ nội dung tác nghiệp chứ không thể buông lỏng việc quay và phát hình ảnh một cách tùy tiện như hiện nay", luật sư Toàn nhấn mạnh.

Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM)

Nguồn: [Link nguồn]

Cảnh sát hình sự Công an Bình Dương mời ông Nguyễn Thanh Hải lên làm việc

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, qua xác minh người gọi cho ông Nguyễn Thanh Hải không phải là Tuấn "khỉ". Công an...

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn])
Bắn chết người ở Củ Chi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN