Cạm bẫy việc làm với "nhiệm vụ" nhấn like, đăng ký, tương tác trên mạng

Chỉ vì tin vào lời hứa "hoa hồng" tiền triệu mỗi ngày với nhiệm vụ đơn giản là nhấn like, đăng ký, tương tác với kênh YouTube, Facebook, Zalo mà một số người ở nhiều tỉnh, thành phía Nam mất trắng hàng chục triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Đ. (SN 1987, ngụ quận 12, TP Hồ Chí Minh), kể lại: "Vào trung tuần tháng 5/2023, tôi lướt Zalo, Facebook để tìm việc làm tại nhà tăng thêm thu nhập giữa thời điểm kinh tế khó khăn. Một tài khoản Zalo tên Mỹ Linh với hình dáng cô gái xinh đẹp như "hot girl" vào kết bạn. Linh nói mình đang làm cho công ty truyền thông lớn tại TP Hồ Chí Minh có liên kết với nhiều kênh truyền hình lớn của cả nước, thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng. Hiện, công ty của Linh đang tuyển người làm việc tại nhà, cộng tác viên chỉ cần bỏ ra tử 3 đến 4 giờ/ngày thì sẽ có thu nhập từ 500.000đ đến 1 triệu đồng. Công việc của tôi chỉ xem video, thả tim, like, share, làm nhiệm vụ tăng tương tác, làm nhiệm vụ phúc lợi… cho nền tảng YouTube, Facebook và Zalo để tăng lưu trữ truy cập và giao dịch thông qua website công ty truyền thông của Linh".

Cơ quan Công an đề nghị, người dân cảnh giác với những lời mời đầu tư, cơ hội việc làm với lợi nhuận cao bất thường. Ảnh minh họa.

Cơ quan Công an đề nghị, người dân cảnh giác với những lời mời đầu tư, cơ hội việc làm với lợi nhuận cao bất thường. Ảnh minh họa.

Sau đó, đối tượng tiếp tục gửi bảng tuyển dụng, có logo, mộc đỏ của công ty nhằm tạo sự tin tưởng. Linh yêu cầu anh Đ. tải app của công ty về, họ sẽ hướng dẫn cách đăng ký. Đồng thời, Linh hỏi anh Đ. về thẻ ngân hàng để thuận tiện cho việc chuyển tiền thưởng "hoa hồng" và yêu cầu anh Đ. chụp ảnh CCCD để làm hồ sơ để được công ty "ưu ái" chi tiền thường lâu dài. Lần đầu, Linh nói chuyển 300.000đ, làm xong nhiệm vụ thì họ chuyển lại cho mình đúng với số tiền trên, cộng thêm hoa hồng, lương đầy đủ.

Hôm sau, Linh bắt chuyển 2 triệu đồng, vì phải hoàn thành 5 nhiệm vụ. Những ngày tiếp theo đó, Linh yêu cầu anh Đ. tiền vào tài khoản của người khác cho đến 80 triệu đồng, nếu không sẽ "đóng băng" số tiền tích lũy cả lãi lẫn gốc là 60 triệu đồng đã chuyển trước đó. Biết bị lừa, anh Đ. không chuyển tiền và yêu cầu Linh trả lại số tiền cũ. Linh chửi mắng, khóa tài khoản Zalo của mình, anh Đ. truy cập vào các đường link cũ mà Linh đã cung cấp thì không đăng nhập được.

Cách đây không lâu, chị H.T (SN 1999, ngụ TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã cùng người thân gửi đơn đến Công an TP Hồ Chí Minh, Công an TP Thủ Đức… trình báo về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội số tiền hơn 600 triệu đồng. Trước đó, chị N.T.H (SN 1983, ngụ Tây Ninh) cũng bị kẻ xấu lừa đảo chiếm đoạt 50 triệu đồng cùng với thủ đoạn tương tự. 

Một nhóm đối tượng lừa đảo qua mạng bị bắt giữ.

Một nhóm đối tượng lừa đảo qua mạng bị bắt giữ.

Các đối tượng có chung đặc điểm chung là chúng luôn trấn an "con mồi" rằng: "Nạn nhân đóng tiền cá nhân để nhận quà, hoa hồng, hay thực hiện các nhiệm vụ. Sau đó, nạn nhân sẽ được hoàn lại số tiền đã nộp". Khi có số tiền lớn, bọn chúng sẽ cho ứng dụng báo bị lỗi và yêu cầu người chơi đóng tiền tiếp, nêu không đóng sẽ mất tiền trước đó. Cứ thế người chơi tiếc tiền mà lún sâu.

Cơ quan Công an đề nghị, người dân cảnh giác với những lời mời đầu tư, cơ hội việc làm với lợi nhuận cao bất thường. Đồng thời, người dân không truy cập, đăng nhập, tải các web, đường link được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không chuyển tiền cho bất cứ ai khi không có thông tin rõ ràng, cụ thể của tài khoản nhận tiền. Không cung cấp tên đăng nhập mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai kể cả người xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng qua điện thoại và mạng xã hội.

Nguồn: [Link nguồn]

Triệu tập 32 đối tượng trong đường dây lừa đảo tinh vi từ Bắc vào Nam

Đây là đường dây lừa đảo qua mạng theo kiểu "việc nhẹ lương cao" do 3 đối tượng ở Lạng Sơn, Thanh Hóa và Đà Nẵng cầm đầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N.Minh-C.B ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN