Thất Tịch ăn đậu đỏ để ‘có người yêu’, nhưng cần lưu ý kỹ kẻo ngộ độc

Những năm gần đây, giới trẻ rộ trào lưu "ăn đậu đỏ để có người yêu" vào lễ Thất Tịch. Đậu đỏ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên việc tiêu thụ đậu đỏ sai cách cũng có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe như gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, phù nề...

Ngày Thất Tịch là gì?

Ngày 7/7 âm lịch hằng năm được nhiều người quen gọi là ngày Ngâu, ngày Ngưu lang Chức nữ đoàn tụ, ngày Thất Tịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống phổ biến ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc... Ngày này gắn liền với sự tích Ngưu lang - Chức nữ nên đôi khi nó còn là ngày lễ tượng trưng cho tình yêu.

Ngưu lang - Chức nữ có tình cảm với nhau nhưng không được ở bên nhau. Mỗi năm, họ chỉ được gặp nhau đúng một lần vào ngày 7/7 âm lịch trên cầu Ô Thước - cây cầu do những con quạ kết lại mà thành. Nước mắt của hai người rơi xuống và hóa thành mưa. Cũng chính vì vậy, người ta tin rằng vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, trời thường đổ mưa lớn.

Tục ăn chè đậu đỏ và các món khác từ đậu đỏ ngày 7/7 Âm lịch xuất phát từ giới trẻ Trung Quốc những năm gần đây và lan sang những quốc gia khác có ngày lễ Thất tịch. Đậu đỏ có ý nghĩa cầu mong đường nhân duyên thuận lợi, người độc thân "thoát ế", người đã có đôi thì bên nhau trọn kiếp.

Thất Tịch ăn đậu đỏ để ‘có người yêu’, nhưng cần lưu ý kỹ kẻo ngộ độc - 1

Lưu ý khi sử dụng đậu đỏ

Cần sơ chế đậu đỏ trước khi nấu để loại bỏ hoạt chất Lectin (đây là chất rất dễ gây ngộ độc, nhất là khi tiêu thụ quá nhiều).

Tuyệt đối không ăn đậu sống và khi nấu thời gian để lâu hơn 10 phút. Trong trường hợp bị ngộ độc sẽ xuất hiện một vài biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng co thắt…

Đậu đỏ kỵ với dạ dày dê. Nếu kết hợp đậu đỏ cùng dạ dày dê (hoặc ăn đậu đỏ rồi ăn dạ dày dê) thì sẽ gây đau bụng tiêu chảy và phù nề.

Đó là vì đậu đỏ có chứa saponin. Chất này kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, vì vậy, nếu ăn thêm dạ dày dê thì sẽ dễ gây hại cho hệ tiêu hóa.

Đậu đỏ cũng không hợp với người hay bị lạnh tay chân, tê tay chân, tiêu hóa kém, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn kém ngon, hay bị ho khi trời lạnh…

Không nên nấu đậu đỏ bằng nồi gang, nồi sắt vì sắc tố có trong hạt đậu đỏ sẽ bị chuyển thành màu đen.

Thất Tịch ăn đậu đỏ để ‘có người yêu’, nhưng cần lưu ý kỹ kẻo ngộ độc - 2

Tác hại của đậu đỏ khi dùng sai cách

Đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa

Ăn quá nhiều đậu đỏ có thể tăng lượng chất xơ trong ruột và gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Việc tiêu thụ quá nhiều đậu đỏ hoặc không điều chỉnh lượng tiêu thụ chất xơ có thể gây ra khó chịu. Để hạn chế tác dụng này, nên tiêu thụ đậu đỏ kèm theo lượng nước vừa đủ và tăng dần lượng tiêu thụ để cho cơ thể thích nghi.

Tăng cân

Đậu đỏ chứa một lượng lớn carbohydrate và calo. Nếu tiêu thụ quá nhiều đậu đỏ có thể góp phần vào việc tăng cân. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng của mình. Cần cân đối trong việc tiêu thụ đậu đỏ để tránh tăng cân không mong muốn.

Dị ứng

Một số người có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với đậu đỏ. Triệu chứng dị ứng có thể bao gồm mẩn ngứa, phát ban da, ngứa ngạt, khó thở và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như phản ứng thần kinh.

Dị ứng với đậu đỏ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và không phụ thuộc vào lượng tiêu thụ. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu của phản ứng dị ứng sau khi tiêu thụ đậu đỏ, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và chẩn đoán chính xác.

Gây loét dạ dày

Đậu đỏ có thể gây kích thích sản xuất axit dạ dày và tăng cường tiết acid khiến tăng nguy cơ loét dạ dày gây ra cảm giác đau và nôn mửa. Đối với những người có dạ dày nhạy cảm hoặc bị viêm loét dạ dày, việc tiêu thụ đậu đỏ có thể gây phản ứng tiêu cực. Khi biết mình có vấn đề về dạ dày, nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ đậu đỏ và tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ.

Nguồn: [Link nguồn]

Quả na có một bộ phận cực nguy hiểm, có thể gây mù lòa, ngộ độc

Na có vị thơm ngọt, là loại trái cây ưa thích của nhiều người, tuy nhiên có một bộ phận cần phải loại bỏ khi ăn vì nó có thể gây hệ lụy khủng khiếp đối với sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN