Có một loại quả cực giàu vitamin, ngon rẻ và đẹp nhưng khó bổ, ai ngờ lại rất dễ bổ nếu làm theo cách sau

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Vì không biết cách chọn quả, cách bổ và chế biến nên thứ quả ngon bổ rẻ này nhiều người không thích, thậm chí ít khi mua. Nhưng biết cách làm sau đây chắc chắn nhiều người sẽ chọn nó làm thức quả khoái khẩu của mình.

Đi chợ chọn mua quả lựu

Mới về làm dâu nên tôi được mẹ chồng truyền cho nhiều mẹo nội trợ bà tích lũy cả đời để... "về già mẹ được ăn ngon". Khi các cháu vào năm học mới mẹ chồng đã giục tôi mua quả lựu ngon bổ rẻ về cho cả nhà ăn. Tôi ghét thứ quả đấy vì vỏ dày, bổ khó, chẳng biết làm gì ngoài tẽ từng hạt ăn vừa tốn thời gian, vừa chua loét, ngon bổ rẻ gì đâu.

Nhưng mẹ chồng bảo nhầm, và giục tôi đi chợ nhanh để bà dạy cách mua thứ quả thơm ngon ngọt mát, rất giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe. Mua về bà sẽ hướng dẫn cách bổ lấy hạt lựu nhanh, tốn ít thời gian mà ăn thì ngon miệng...

Vừa đi mẹ chồng vừa giảng giải rằng, trong quả lựu có nhiều VitaminC, các chất oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống nhiều bệnh tật, đặc biệt là phòng chống các bệnh về xương khớp, tim mạch, ung thư… Quả lựu tốt cho phụ nữ và người già vì ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tốt cho gan thận. Ăn hạt lựu, uống nước lựu đều còn làm đẹp da, giảm các vết thâm nám, mỡ thừa đáng kể...

Đối với cánh đàn ông thì lựu cũng rất tốt giúp "cậu nhỏ" cải thiện phong độ trong quan hệ. Nhưng vì không biết cách bổ, cách chế biến để ăn ngon nên nhiều người không thích, thậm chí coi thường quả lựu.

Mua lựu phải biết cách chọn mới được quả ngon. Ảnh minh họa.

Mua lựu phải biết cách chọn mới được quả ngon. Ảnh minh họa.

Tới hàng bán quả lựu, tôi hăng hái chọn những quả lựu đỏ tươi, đỏ sẫm rất đẹp mắt vì cho rằng màu càng đậm càng chín ngon. Nhưng mẹ chồng gạt hết, bảo quả lựu đỏ là do được phơi đủ ánh nắng, hạt bên trong chưa đỏ sẽ không ngọt, ruột vẫn chua. Những quả lựu màu nhạt, hoặc màu hồng, lục lam, vàng… bà cũng không chọn vì làm món gì cũng bị chua. Những quả lựu tròn như quả táo, nắn có chỗ mềm tuy hình dáng tròn trịa, đẹp mắt, nhưng cũng chưa chín, hoặc vỏ dày, ít hạt, không ngọt. Những quả lựu có vỏ hơi ngả xanh thì cả vị và độ ngọt sẽ kém.

Chỉ có những quả lựu chín, cầm nặng tay, vỏ săn chắc, ăn mới ngọt và nhiều nước ép. Bà ưu tiên chọn những quả hình dáng hơi vuông cạnh, có vỏ bóng, màu sáng vàng (bảo đó là quả tiếp xúc đủ ánh sáng mặt trời, hạt sẽ đỏ như mã não, ăn rất ngọt, mát). Những chỗ gồ vuông hơn làm quả không tròn là biểu hiện hạt lựu bên trong chứa đầy nước khiến lớp vỏ căng lên. Nắn vỏ thấy chắc và không có đốm sần sùi, cũng không có vết thâm đen là quả tươi mới hái.

Bà còn lật quả lựu lên chỉ cho tôi thấy phần rốn quả lựu phía dưới - và lần đầu tiên tôi được biết nhìn rốn lựu là biết quả nào nụ đang nở, quả nào nụ chưa nở hết. Nếu nụ đã nở hoàn toàn là quả đã chín hẳn, vị ngọt, thanh, căng mọng nước. Quả lựu càng chín thì các vết nứt ở phần nụ này sẽ càng lộ ra. Nhưng nếu phần nụ chưa nở hết chứng tỏ nó còn xanh, vị chua chát – không nên chọn.

Mẹ chồng còn chỉ cho tôi xem những quả lựu Việt Nam, bảo lựu ta chỉ có từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau là hết vụ. Quả lựu Việt Nam không dùng thuốc nên chỉ một tuần là bắt đầu hỏng, nhưng ăn ngon ngọt hơn lựu Tàu. Lựu Việt Nam quả nhỏ, vỏ dày có màu nhạt hơn. Ruột lựu đặc, nhiều hạt và màu cũng nhạt hơn, Nhưng hạt nhiều nước, có vị ngọt thanh mát và có mùi thơm đặc trưng của lựu, nước ép lựu ta có mùi rất dễ chịu.

Quả lựu ta không để được lâu, chỉ mua về vài ngày đã héo vỏ, dù bên trong ruột vẫn tươi. Giá bán lựu Việt Nam thường cao hơn các loại lựu Tàu, và đã có những thương nhân đã bịp khách hàng bán giá lựu Tàu như lựu ta.

Tách lấy hạt lựu nhanh. Ảnh minh họa.

Tách lấy hạt lựu nhanh. Ảnh minh họa.

Cách bổ lấy hạt lựu nhanh, không vỡ hạt

Quả lựu làm được nhiều món ăn, đồ uống. Rất nhiều người không biết cách bổ quả lựu nên hạt vỡ nát, đãi thì khách sẽ ngại ăn bởi nước bắn ra hay rơi vãi hạt... Để bổ lựu nhanh chóng, ăn dễ và ngon miệng hãy làm theo cách sau để có bát đầy hạt lựu trong vài phút.

- Đầu tiên bạn cắt 1 khoanh ngay đầu quả lựu, dùng tay bóc khoanh đó ra.

- Dùng 2 bàn tay lăn mạnh quả lựu dưới bàn bếp/nền đá hoa... để dễ tách hạt lựu sau đó.

- Lật quả lựu lên, dùng dao cắt dọc thân quả (cắt ở những chỗ có màng trắng bên trong để hạt lựu dễ bong ra hơn).

- Lấy đĩa đặt xuống bàn, 1 tay cầm quả lựu, 1 tay cầm cái muỗng có độ nặng gõ vài vòng quanh quả lựu cho hạt lựu rơi hết xuống đĩa. Chỉ vài phút là bạn đã có đĩa hạt lựu ngon lành, muốn ăn tươi, muốn làm nộm, salad hay các món nước uống đều ngon.

Làm nước ép lựu nhanh, ít tốn công. Ảnh minh họa.

Làm nước ép lựu nhanh, ít tốn công. Ảnh minh họa.

Cách làm nước ép lựu nhanh mà ít tốn công

- Bổ quả lựu ra làm đôi chiều ngang.

- Dùng đồ vắt cam ép hết nước trong quả lựu ra rất dễ và nhanh chóng có ly nước ép lựu thơm ngon.

Tách quả lựu bày vào đĩa để đãi khách. Ảnh minh họa.

Tách quả lựu bày vào đĩa để đãi khách. Ảnh minh họa.

Tách lựu để đãi khách

- Cắt 1 khoanh vỏ ở nơi đầu quả lựu, bóc tách vứt đi.

- Dùng dao khía dọc theo mùi gỗ của quả lựu (chú ý chỉ cầm trên tay, tránh chà quả lựu trên sàn).

- Sau đó dùng tay tách nhẹ các miếng lựu sẽ tự tách ra dễ dàng, và bạn sẽ có một đĩa lựu đẹp mắt để đãi khách.

- Nếu quả lựu quá nhỏ vì còn non, xanh ăn sẽ không ngọt và có vị chát. Hoặc hạt lựu ăn hơi chua thì có thể tách hạt rồi bỏ vào xay làm nước ép lựu, thêm thìa mật ong rất bổ dưỡng.

- Chọn quả lựu tươi ngon có vỏ bóng mịn, màu vàng tươi sáng, săn chắc, ấn thử vào thấy căng mọng. Cầm thấy chắc tay và nặng thì ăn rất ngon ngọt.

- Rốn lựu càng lớn thì vị của quả lựu sẽ càng ngọt. Rốn chưa nở hết thì quả đó vẫn còn xanh, vị chua chát, ít nước.

- Chọn những quả lựu to, hơi vuông, rám chút vỏ, cầm thấy chắc tay, sờ hoặc nhìn có thể thấy những hạt hơi lồi ở lớp vỏ (do hạt căng mọng nước), quả lựu không méo mó - mới là quả ngon, hạt to nhiều nước.

- Không nên chọn những quả lựu nhỏ, tròn, da trơn láng vì còn non, vị chua, ít nước.

- Không nên chọn quả lựu vỏ thô ráp, không mịn, có đốm đen, nhiều vết trầy xước - vì đã hái từ lâu, không còn tươi ngon. Quả lựu sứt sẹo, có mùi lạ - có thể nhận ra ngay từ lớp vỏ bên ngoài cũng không nên chọn.

- Ăn lựu nhiều cũng gây nóng.

- Người bị bệnh dạ dày, các vấn đề về răng miệng nên hạn chế ăn lựu.

- Sau khi ăn lựu cần phải đánh răng để ngừa sâu răng.

Nguồn: [Link nguồn]

Thêm loại quả này nấu chung với thịt bò, đảm bảo thịt dai đến mấy cũng mềm ngọt

Những ngày mưa lạnh, một nồi bò hầm chắc chắn là lựa chọn của nhiều gia đình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN