Gợi ý 10 mâm cúng tết Hàn thực đẹp như tranh và một thứ nhất định không thể thiếu khi dâng lễ

Sự kiện: Tết Hàn thực

Mời độc giả cùng chiêm ngưỡng và tham khảo những mâm cúng tết Hàn thực vừa đầy đủ, vừa bắt mắt của mẹ đảm Hà thành trong bài viết dưới đây.

Tết Hàn thực là gì?

Theo đó, tết Hàn thực hay còn gọi là tết bánh trôi bánh chay, là một ngày tết truyền thống phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và trong cộng đồng người Hoa. Vào dịp này, các gia đình sẽ chuẩn bị các phần bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên cho các bậc tổ tiên, để tri ân, tưởng niệm người thân đã khuất.

Tết Hàn thực diễn ra vào mùng 3/3 âm lịch hàng năm. Vì vậy, trong năm 2024, Tết Hàn thực sẽ rơi vào ngày 11/04/2024 theo lịch dương.

Trong tiếng Hán thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.

Trong tiếng Hán thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.

Tết Hàn thực có phải là tết Thanh minh không?

Thực chất, tết Hàn thực không phải là tết Thanh minh, đây là 2 ngày lễ tách biệt và mang những ý nghĩa khác nhau.

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hằng năm, là ngày mà con cháu chuẩn bị bánh trôi và bánh chay dâng cúng tổ tiên. Còn tết Thanh minh là dịp con cháu tảo mộ, sửa sang, quét dọn cho phần mộ tổ tiên, nhưng không có ngày cố định và được xác định dựa trên lịch dương.

Bánh trôi, bánh chay là hai loại bánh tượng trưng trong ngày tết Hàn thực.

Bánh trôi, bánh chay là hai loại bánh tượng trưng trong ngày tết Hàn thực.

Ý nghĩa tết Hàn thực

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi được du nhập vào Việt Nam đã mang ý nghĩa hoàn toàn khác, mang đậm dấu ấn dân tộc ta, cụ thể:

Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tục ăn bánh trôi của dân Việt vào ngày Tết Hàn thực nhiều khả năng được du nhập từ thời Lê. Trong Vân đài loại ngữ, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng từng cho biết: "Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy. Người phương Bắc cũng có, gọi là Thủy đoàn".

Ngoài ra, vào khoảng thế kỷ XVI, trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa có viết: "Trôi nước có hiệu Thủy đoàn, trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh".

Cho nên, tục ăn bánh trôi bánh chay đã có từ thời ông bà xưa, tựa như một dấu hiệu may mắn thuận theo cội nguồn dân tộc.

Hình dáng của bánh trôi tròn đều, bên trong phần nhân đường phèn hình vuông, gợi lên câu tục ngữ "mẹ tròn con vuông". Bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm, âm dương giao hòa. Dùng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực thể hiện mong muốn mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.

Bởi vậy, ăn bánh trôi vào ngày Tết Hàn thực vừa là một cách tưởng nhớ người đã khuất, vừa là cách chiêu cầu may mắn cho bản thân và gia đình. Người có thời gian thì dậy từ sớm, chuẩn bị bột để làm bánh trôi, bánh chay và dâng cả hoa tươi, quả ngọt lên bàn thờ gia tiên. Còn người bận rộn nơi phố thị cũng không quên sà vào quầy hàng bên đường mua nhanh chóng đĩa bánh trôi, bánh chay ăn lấy "khước" (lấy may).

Tục ăn bánh trôi bánh chay từ xa xưa, như tấm lòng hiếu kính thơm thảo của người đời sau nhớ về cội nguồn. Ấy là tục đẹp sẽ còn mãi với thời gian...

Dân gian quan niệm số lẻ sẽ đem lại may mắn vậy nên lượng bánh trôi, bánh chay được cúng thường là 3 hoặc 5 bát bánh.

Dân gian quan niệm số lẻ sẽ đem lại may mắn vậy nên lượng bánh trôi, bánh chay được cúng thường là 3 hoặc 5 bát bánh.

Chuẩn bị mâm cúng tết Hàn thực cần những gì?

Vào ngày tết Hàn thực 3/3 âm lịch hàng năm mỗi gia đình thường chuẩn bị những mâm lễ để cúng gia tiên, lễ Phật với các món chính gồm: Bánh trôi, bánh chay, trầu cau, nhang, hoa quả tươi. Dân gian quan niệm số lẻ sẽ đem lại may mắn vậy nên lượng bánh trôi, bánh chay được cúng thường là 3 hoặc 5 bát bánh.

Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi làm bằng gạo nếp, nặn thành viên nhỏ, bên trong có nhân đường đỏ, thả vào luộc trong nồi nước sôi. Khi bánh nổi lên thì vớt ra.

Bánh chay cũng được làm từ bột nếp, được nặn tròn dẹt, không nhân, luộc chín, bỏ vào bát và đổ nước đường lên trên.

Bánh trôi hay bánh chay đều được làm từ hạt gạo, loại lương thực chính đã nuôi sống bao thế hệ người dân Việt Nam.

Bánh trôi hay bánh chay đều được làm từ hạt gạo, loại lương thực chính đã nuôi sống bao thế hệ người dân Việt Nam.

Hương, hoa, trầu cau, tiền vàng

Trong tất cả các lễ cúng của người Việt, nén hương, hoa tươi, trầu cau và tiền vàng là những lễ vật không thể thiếu. Vì vậy, trong dịp tết Hàn thực, gia chủ cũng cần chuẩn bị những món đồ lễ này.

Trái cây

Gia chủ cần chuẩn bị thêm một mâm ngũ quả tươi, tốt nhất là ngũ quả đúng mùa với các màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng... tượng trưng cho ngũ hành. Tuy nhiên, việc chuẩn bị lễ vật này cũng phụ thuộc vào điều kiện gia đình. Gia chủ cũng có thể chỉ cần bày biện một đĩa quả tươi là được, miễn sao đảm bảo sự thành tâm, nghiêm túc.

Hoa quả tươi chính là một trong những thứ không thể thiếu trong mâm cúng ngày tết Hàn thực.

Hoa quả tươi chính là một trong những thứ không thể thiếu trong mâm cúng ngày tết Hàn thực.

Ly nước sạch

Dù cúng Phật hay cúng gia tiên và không chỉ trong tết Hàn thực, gia chủ luôn phải chuẩn bị một ly nước sạch để bày lên bàn thờ. Theo nhiều người, ly nước này tượng trưng cho tâm của gia chủ.

Lưu ý: Khi cúng phải dùng hoa quả tươi, tránh dùng hoa quả giả để cúng.

Ngoài ra, vào ngày tết Hàn thực, các gia đình không cần thiết phải chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy hay bày vẽ các thủ tục tốn kém để tránh lãng phí mà quan trọng là thành tâm. Chỉ cần dâng bánh trôi, bánh chay lên bàn thờ tổ tiên và cầu nguyện một năm bình an, may mắn.

Nếu không có điều kiện làm bánh trôi, chay thì gia đình chỉ cần bày 1 đĩa quả tươi, thành tâm trong mâm lễ cúng tết Hàn thực là được.

Bánh trôi bánh chay được biến tấu thành nhiều màu sắc khiến mâm cúng càng thêm bắt mắt.

Bánh trôi bánh chay được biến tấu thành nhiều màu sắc khiến mâm cúng càng thêm bắt mắt.

Gợi ý mâm cúng tết Hàn thực đẹp như tranh của mẹ đảm Hà thành

Dưới đây là một số gợi ý mâm cúng ngày tết Hàn thực vô cùng hấp dẫn và bắt mắt của mẹ đảm Vũ Thu Hương (Hà Nội), mời độc giả cùng chiêm ngưỡng.

Mâm cúng tết Hàn thực 1

Mâm cúng tết Hàn thực đơn giản, dễ chuẩn bị với những nguyên liệu truyền thống.

Mâm cúng tết Hàn thực đơn giản, dễ chuẩn bị với những nguyên liệu truyền thống.

Mâm cúng 2

Hoa quả tươi là những thứ không thể thiếu trong mâm cúng.

Hoa quả tươi là những thứ không thể thiếu trong mâm cúng.

Mâm cúng 3

Không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần bày tỏ lòng thành kính của gia chủ vào ngày tết Hàn thực.

Không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần bày tỏ lòng thành kính của gia chủ vào ngày tết Hàn thực.

Mâm cúng 4

Bánh trôi bánh chay là thứ không thể thiếu trong mâm cúng tết Hàn thực.

Bánh trôi bánh chay là thứ không thể thiếu trong mâm cúng tết Hàn thực.

Mâm cúng 5

Tùy vào điều kiện của gia chủ để bày tỏ lòng thành lên gia tiên.

Tùy vào điều kiện của gia chủ để bày tỏ lòng thành lên gia tiên.

Mâm cúng 6

Bánh trôi bánh chay ngũ sắc vừa đẹp vừa ngon.

Bánh trôi bánh chay ngũ sắc vừa đẹp vừa ngon.

Mâm cúng 7

Sau khi dâng lễ lên tổ tiên, con cháu có thể hạ lễ để 'thụ lộc'.

Sau khi dâng lễ lên tổ tiên, con cháu có thể hạ lễ để 'thụ lộc'.

Mâm cúng 8

Bánh trôi bánh chay là một trong những món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Bánh trôi bánh chay là một trong những món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Mâm cúng 9

Thêm một gợi ý về mâm cúng ngày tết Hàn thực.

Thêm một gợi ý về mâm cúng ngày tết Hàn thực.

Mâm cúng 10

Không cần quá cầu kì, một mâm cúng đơn giản nhưng đầy đủ.

Không cần quá cầu kì, một mâm cúng đơn giản nhưng đầy đủ.

Nguồn: [Link nguồn]

Tết Hàn thực sắp đến, bánh trôi là món ăn truyền thống thường được làm trong dịp này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diễm Hằng ([Tên nguồn])
Tết Hàn thực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN