Độc chất dễ ngấm vào cơ thể hơn khi uống rượu ăn đồ nướng

Sự kiện: Sống khỏe

Đồ nướng phát sinh nhiều chất độc, rượu thì có hàm lượng cồn cao, có thể khuếch trương mạch máu đường tiêu hóa, có thể phá vỡ niêm mạc đường tiêu hóa, làm cho các chất này dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN), thực phẩm nướng bằng bếp điện, bếp gas, hay cồn, than củi... đều sinh ra chất độc.

Nướng thực phẩm gián tiếp trên bếp cồn, hay nướng bếp gas qua chảo với bơ, mỡ… thì ít sinh ra độc tố nguy hại hơn. Nướng trên bếp than củi ngoài mỡ chảy sinh độc chất còn tạo ra nhiều khí CO rất nguy hiểm cho người hít phải.

Nướng thực phẩm trên bếp gas tiện, nhanh nhưng nguy hại hơn cả, vì khí gas bám trực tiếp vào món ăn khiến người ăn bị nhiễm độc đường tiêu hóa, chức năng gan, thận, hô hấp... tích tụ lâu sẽ phát bệnh. 

Đã có những nghiên cứu thấy rằng nhiệt độ cao của bếp gas còn sinh ra chất AGE giúp thực phẩm màu đẹp, thơm ngon, nhưng độc chất theo dinh dưỡng vào cơ thể, tới mọi ngóc ngách cơ thể (tế bào, mạch máu, các mô…) làm tổn thương tổ chức mô lành. Trong cơ thể ở đâu có protein AGE sẽ làm biến tính protein, nếu AGE di chuyển lên não sẽ gây bệnh thần kinh, nằm dưới da sẽ khiến da nhăn nheo, lão hóa nhanh, AGE còn gây các bệnh tim mạch, xương khớp, thần kinh…

Đồ nướng rất ngon nhưng quá trình nướng sinh rất nhiều chất độc

Đồ nướng rất ngon nhưng quá trình nướng sinh rất nhiều chất độc

Thực phẩm nướng còn tạo ra các chất trung gian hóa học là axit amin thơm, amin dị vòng… ăn vào sẽ đến gan và biến thành chất độc đi xuống ruột gây nguy cơ ung thư ruột già.

Ăn phải thực phẩm chưa nướng chín kỹ còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, tiềm tàng mắc bệnh ung thư. Thịt nướng cháy sém chất độc làm tổn hại DNA trong gen, gan, dạ dày và gây ra các loại ung thư. Chưa kể người bán dùng thực phẩm kém chất lượng chế biến rồi bán cho người tiêu dùng. Đã có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư dạ dày, đại tràng, ruột kết... vì ham ăn đồ nướng.

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), thực phẩm sau khi nướng sẽ sinh ra một số chất độc. Nhưng vì mùi vị thơm ngon hấp dẫn của các món nướng nên nhiều người rất thích ăn kèm với rượu, cảm thấy đồ nướng kết hợp với rượu, hay chất có cồn mùi vị ngon lành, mà không biết lại gây hại cho cơ thể.

Đồ nướng phát sinh nhiều chất độc như trên. Rượu thì có hàm lượng cồn cao, có thể khuếch trương mạch máu đường tiêu hóa, có thể phá vỡ niêm mạc đường tiêu hóa, làm cho các chất gây ung thư dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.

Món nướng uống với rượu rất ngon miệng. Ảnh minh họa.

Món nướng uống với rượu rất ngon miệng. Ảnh minh họa.

Cồn còn làm suy giảm chức năng giải độc của gan, khiến các chất gây ung thư dễ dàng phát tác; gây ức chế lên hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng cường hoạt tính của các chất gây ung thư.

Người uống được rượu khi ăn đồ nướng thấy rất ngon miệng, uống được nhiều, dẫn tới hàm lượng chì trong máu tăng cao, cộng thêm các chất có hại kể trên trong các thực phẩm nướng sẽ dễ sinh u bướu trong hệ tiêu hóa.

TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, rượu nhắm với thực phẩm gì cũng được, không có quy định bắt buộc. Rượu là thức uống đưa đẩy thực phẩm, nhưng nó cũng độc lập với thực phẩm. Ở nước ngoài rượu vang, wishky được uống nhiều, nhưng họ không nhắm rượu. Còn ở Việt Nam và một số nước châu Á cứ có rượu là phải ăn cả bát thịt, cả cân thịt và rượu nhanh chóng dẫn cả chất dinh dưỡng và chất độc vào cơ thể gây bệnh.

Uống rượu nhiều còn khiến cơ thể phải dung nạp một lượng lớn rượu bia có thể làm các cơ quan có chức năng thanh lọc trong cơ thể quá tải và tổn hại, dẫn đến sốc, ngộ độc. Một số người còn thích uống các loại rượu pha với nước có ga như bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có ga khác. Bởi rượu có độ cồn khi gặp ga của nước ngọt sẽ làm cho cồn nhanh chóng lan tỏa khắp toàn thân, đồng thời sản sinh ra lượng lớn CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. 

Đặc biệt, khi mệt mỏi thì đừng nên uống rượu, vì rượu ngấm càng nhanh càng mạnh khi cơ thể mệt mỏi, sẽ dẫn đến lượng cồn trong máu cao hơn bình thường và chức năng gan suy giảm. Hơn nữa, rượu bia còn gây ra trầm cảm khi sử dụng lúc mệt mỏi.

Nguồn: [Link nguồn]

Nên ăn gì trước khi uống rượu để giảm say?

Thịt gà, sữa tươi, bưởi,… là những thực phẩm chúng ta nên ăn trước khi uống rượu. Uống nhiều rượu có thể dẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN