Chè trôi nước cá chép cúng ông Công ông Táo đẹp như tranh, nhìn mà không nỡ ăn

Chè trôi nước tạo hình cá chép vừa đẹp mắt vừa sinh động như ngoài hàng chắc chắn sẽ là món ăn ngon không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo năm nay.

Chè trôi nước

Chè trôi nước hay bánh trôi nước là món ăn truyền thống, nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam. Những dịp lễ, Tết quan trọng, món ăn này lại được các gia đình ưu tiên lựa chọn để đưa vào mâm cỗ thắp hương tổ tiên.

Những năm gần đây, để tăng thêm phần hấp dẫn, bánh trôi nước, chè trôi nước được biến tấu theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với khẩu vị các gia đình. Đặc biệt, vào ngày cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) món ăn này càng được các chị em sáng tạo thành những hình thù bắt mắt hơn.

Chè trôi nước với những viên chè hình con cá chép vô cùng thích mắt. Những viên chè hình cá chép với lớp vỏ dẻo dai cùng nhân đậu xanh béo bùi bơi trong dòng nước đường ngọt thanh sẽ khiến bạn không nỡ ăn.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo với đa dạng các món, trong đó không thể thiếu món chè trôi nước.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo với đa dạng các món, trong đó không thể thiếu món chè trôi nước.

Chè trôi nước cá chép thông thường có 5 màu chủ đạo. Màu đỏ mang ý nghĩa khát vọng. Màu xanh tượng trưng cho sự tươi tốt của núi rừng, cây cỏ. Màu vàng tượng trưng cho hạnh phúc ấm no đủ đầy. Màu hồng tượng trưng cho sự trù phú của đất đai. Màu cam tượng trưng cho sự nhiệt huyết, năng động.

Vậy công thức chuẩn của món chè trôi nước cá chép là gì? Làm sao để món ăn này bắt mắt, thơm ngon như ngoài hàng? Hãy cùng tham khảo bài viết ngay dưới đây của chúng tôi.

Cách nấu chè trôi nước cá chép đẹp như tranh cho mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Chuẩn bị nguyên liệu cho món chè trôi nước cá chép

Công thức pha bột

- 100gr bột nếp Thái Lan

- 0,2gr muối

- 20gr gấc

- 60ml - 85ml nước nóng

Món chè trôi nước cá chép được nhiều gia đình ưa chuộng trong dịp lễ tết truyền thống.

Món chè trôi nước cá chép được nhiều gia đình ưa chuộng trong dịp lễ tết truyền thống.

Công thức nhân đậu xanh

- 200gr đậu xanh cà vỏ

- 60gr đường

- 0,2gr muối

- 10ml dầu ăn

Công thức nước đường

- 500ml nước lọc

- 100gr đường

- 2gr muối

- 20gr gừng thái lát

Công thức nước cốt dừa

- 500ml nước cốt dừa

- 5gr bột năng

- 5gr bột gạo

- 50gr đường

- 0,5gr muối

- 2 lá dứa

- Vani

Sử dụng đậu xanh làm nhân giúp món chè trôi nước thơm ngon, béo ngậy.

Sử dụng đậu xanh làm nhân giúp món chè trôi nước thơm ngon, béo ngậy.

Cách chế biến chè trôi nước cá chép

- Trộn đều bột nếp + muối

Cho nước và gấc vào máy xay mịn, đặt lên bếp đun cho hỗn hợp sôi, từ từ đổ hỗn hợp nước gấc vào bột dùng đũa khuấy đều. Sau đó đeo găng tay có bôi một ít dầu ăn để nhào bột, nhồi cho bột dẻo thành một khối là được.

- Nấu đậu xanh

Đậu xanh ngâm nước 2 tiếng cho đậu nở, rửa sạch đậu nhiều lần nước sau đó cho vào nồi nấu như nấu cơm. Đậu chín thì cà nhuyễn, tiếp tục cho đường + dầu ăn + muối vào đánh đều. Cho đậu vào chảo không dính sên lửa liu riu đến khi ấn đầu ngón tay thấy đậu không dính là được. Vo viên đậu thành viên vừa ăn khoảng 25gr.

Trong quá trình nấu tránh khuấy đậu quá nhiều, khiến đậu bị sượng.

Nên theo dõi thường xuyên để tránh nước cạn quá lâu sẽ khiến đậu bị cháy.

Nhân đậu xanh đạt yêu cầu là khi chúng đặc lại thành một khối, tách ra khỏi chảo và khi trộn không còn bị dính vào cây trộn bột nữa.

Không sử dụng nhân đậu xanh còn ướt để làm bánh vì khi hấp sẽ làm bánh bị chảy xệ, mấy đi hình dạng và không còn đẹp mắt.

- Nấu nước đường 

Có thể dùng đường thốt nốt cho thơm ngon, cho tất cả gia vị và nấu sôi cho tan đường.

Chè trôi nước cá chép với hình dáng hấp dẫn, bắt mắt giúp mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thêm đầy đặn.

Chè trôi nước cá chép với hình dáng hấp dẫn, bắt mắt giúp mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thêm đầy đặn.

- Nấu nước cốt dừa

Nước cốt dừa nấu chung với đường + muối + lá dứa, nước sôi lăn tăn hạ lửa nhỏ. Bột năng + bột gạo cho vào nửa bát nước khuấy tan rồi từ từ đổ vào nồi nước cốt dừa. Khuấy đều nhẹ tay chờ nước sôi lăn tăn 1 phút là được. Cho vani vào và tắt bếp.

- Nặn viên chè

Chia bột thành phần nhỏ 25gr, bôi dầu ăn vào tay để chống dính, ấn dẹt bột trong lòng bàn tay sau đó cho viên nhân vào giữa và túm lại cho kín, vê tròn viên chè cho đẹp. Cho viên bột vào khuôn cá rồi lấy ra từ từ

- Luộc chè

Đặt nồi nước lên bếp, nước sôi thả viên chè vào luộc, khi viên chè nổi lên khoảng 2 phút là chè chín. Vớt ra thả vào bát nước nguội cho sạch dầu vì trong quá trình tạo hình mình phải bôi dầu vào tay. Rửa sạch lượng dầu còn bám trên bề mặt viên chè rồi vớt ra bát chan nước đường.

Món chè trôi nước hoàn thành sinh động như tranh, cả nhà không nỡ ăn.

Món chè trôi nước hoàn thành sinh động như tranh, cả nhà không nỡ ăn.

Mẹo nấu chè trôi nước cá chép ngon như ngoài hàng

Khi nấu nước luộc bánh nên thêm vài lát gừng thái chỉ và 1 ít giấm ăn. Giấm có tác dụng làm vỏ bánh trôi trở nên mềm và không bị cứng.

Khi nhào bột, đổ nước từ từ, vừa đổ vừa nhào để bột không bị nhão. Nhào xong thì bọc khối bột lại bằng màng bọc thực phẩm để bột nở đều và không bị khô.

Khi nước sôi, vặn lửa về mức trung bình rồi thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào. Tiếp tục luộc bánh với ngọn lửa vừa và nhỏ để bánh chín đều, tránh trường hợp nấu lửa to khiến bánh bị nát.

Chè trôi nước cá chép màu sắc bắt mắt, cả nhà ai cũng thích.

Chè trôi nước cá chép màu sắc bắt mắt, cả nhà ai cũng thích.

Lưu ý:

Bánh trôi tạo hình kiểu này có thể đem cấp đông sau khi hấp xong và đã để nguội. Khi dùng thì bỏ ra rã đông tự nhiên rồi hấp lại. Cách này rất tiện khi nhà có việc.

Nếu làm màu thực phẩm thì chỉ cần chia nhỏ khối bột, nhỏ màu thực phẩm vào từng cục bột nhỏ, nhào lên rồi tạo màu.

Những phần bột nhỏ thừa không đủ tạo hình hoa sen hoặc cá, bạn có thể vo viên tròn, luộc lên như bánh trôi thông thường nhé.

Để đảm bảo hương vị của chè trôi nước, các bạn nên dùng trong ngày là ngon nhất (để 10 – 12 tiếng ở ngoài thời tiết mát).

Nếu không sử dụng hết, bạn nên cho vào khay hoặc hộp đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày. Khi muốn dùng, các bạn mang hâm nóng lại là có thể thưởng thức.

Chúc các bạn thành công với món chè trôi nước cá chép và có một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thật hoàn hảo!

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết lộ 3 việc nên làm trước khi cúng Táo quân để đón phước lộc năm mới

Theo truyền thống dân gian, ngày 3 vị Táo quân lên Thiên đình chầu Trời vào 23 tháng Chạp thì các gia đình Việt Nam thường soạn mâm cúng Táo quân. Sau đây là 3 việc nên làm trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diễm Hằng ([Tên nguồn])
Ngày ông Công ông Táo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN