Ăn tôm nhất định phải biết điều này để tránh rủi ro đáng tiếc

Phần đầu tôm to nếu chưa được làm sạch và chế biến kỹ, khi ăn vào rất dễ gây ngộ độc, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Tôm là món ăn rất giàu protein, vừa ngon lại dễ chế biến nên thường xuyên xuất hiện trong các mâm cơm gia đình Việt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, toàn bộ các bộ phận chính của tôm như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết... đều tập trung ở phần đầu của con tôm. Trong khi đó, tôm là động vật ăn tạp, thức ăn của tôm khá đa dạng gồm: Côn trùng, tảo, ấu trùng của ký sinh trùng (giun sán), xác động vật và thực vật thối rữa…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chưa kể đến phần đầu của tôm là phần chứa chất thải nguy cơ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen nhất là các đầu tôm có các biểu hiện như bị chuyển màu đen. Bởi màu đen này có thể do tôm sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng, các loại muối của các chất kết tủa ở mang hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang, người ăn vào rất hại với sức khỏe. 

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo khi ăn tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ phần chứa dạ dày trên đầu tôm để đảm bảo an toàn.

4 nhóm người nên kiêng ăn tôm

Người bị dị ứng hải sản

Sau khi ăn tôm nếu xuất hiện các phản ứng như ngứa bứt dứt, nổi mẩn đỏ kèm theo chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, hạ huyết áp… rất có thể bạn bị dị ứng hải sản. Lý do là vì tôm có chứa nhiều chất đạm lạ, ngoài ra tôm còn có chứa nhiều chất histamin gây dị ứng.

Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn hoặc không nên ăn, đặc biệt là những con tôm nhỏ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người đang bị ho, hen suyễn

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người mắc bệnh gút

Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Lưu ý: Mặc dù tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn. Những con tôm bị chết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

Tôm đông lạnh hấp làm theo các bước này, tôm mềm, tươi không khác gì còn sống

Khi hấp tôm đông lạnh không nên cho trực tiếp vào nồi, làm thêm một bước nữa để tôm mềm và tươi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN