Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già

Đa số những món "khoái khẩu" trong các món ăn được chế biến từ thịt lợn được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì có chứa độc tố gây bệnh.

Thịt lợn là món ăn thông dụng nhất trong mỗi bữa ăn gia đình, bởi đây là món dễ chế biến, từ luộc, rang, xào, chiên, nướng... và nhất là phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già.

Về dinh dưỡng, thịt lợn là nguồn cung cấp đầy đủ các chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Hầu như mọi bộ phận của lợn đều được tận dụng để chế biến ra các món ăn ngon. Tuy nhiên, có một số bộ phận lợn được khuyến cáo nên hạn chế tối đa vì ở đó chứa nhiều độc tố.

Thịt cổ lợn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Như chúng ta đã biết, hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể, nhưng tập trung phổ biến nhất ở vùng cổ. Hạch chứa rất nhiều vi khuẩn, vius, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp vào cơ thể.

Cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine, đây là chất gây ảnh hưởng tới nội tiết tố con người và việc chuyển hóa trong cơ thể.

Ngoài ra, do thịt cổ lợn thường có giá rẻ, nên nhiều thương lái thường trộn chung với các loại thịt khác, xay nhuyễn làm các món như bánh bao, nem, thịt nhồi. Vì thế, để an toàn cho sức khỏe, bạn nên hạn chế các món ăn chế biến từ thịt xay.

Gan lợn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gan chính là nơi tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh. Chính vì thế, gan lợn trở thành một mối nguy tiềm ẩn. Nếu không biết cách chọn mua, vệ sinh cũng như chế biến, món ăn này có thể trở thành độc tố.

Theo kinh nghiệm, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

Da lợn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Da lợn có vị mềm, dai và hương vị rất đặc trưng lại giàu collagen. Do đó, nữ giới sẽ rất thích da lợn vì nó có thể làm trì hoãn quá trình lão hóa, giúp làm đẹp da. Thế nhưng, da lợn lại chứa hàm lượng calo cao, dễ gây bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và các bệnh khác nên tốt nhất cần hạn chế tiêu thụ thường xuyên.

Óc lợn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Óc lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích, giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc. 

Nếu lạm dụng, lợi ích có thể chưa thấy nhưng nguy cơ gây bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh về tim mạch sẽ tăng cao đối với người ăn, nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Ruột lợn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lòng của lợn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và vitamin, đồng thời tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên, đây là bộ phận chứa nhiều chất béo, ăn quá mức sẽ dẫn đến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. 

Ngoài ra, phần lòng già còn có chức năng bài tiết chất độc, chất thải nên bị coi là bộ phận bẩn nhất. Muốn ăn phải rửa thật sạch, nấu chín. Nếu sơ chế không kỹ lưỡng, thường sẽ có một lượng lớn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn…

Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.

Thận lợn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thận lợn (hay còn gọi là quả cật) có nhiều cholesterol. Nếu ăn với số lượng lớn trong thời gian dài dễ gây xơ vữa động mạch vành. Những người thích ăn cật lợn nên chú ý hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp có lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người có hàm lượng cholesterol cao càng phải chú ý, thường xuyên ăn thận lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, vì vậy người bệnh tim cũng nên chú ý hơn, ăn ít nhất có thể. Tốt nhất bệnh nhân nhồi máu cơ tim không nên ăn thận lợn.

Phổi lợn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phổi có chức năng giúp lợn thở. Môi trường sống của lợn nhiều bụi bẩn, phân chuồng chứa vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong một thời gian dài. Lợn hay có thói quen hít ngửi sát đất, dễ dàng tiếp xúc với các yếu tố trên. Trong không gian như vậy, phổi lợn có xu hướng chứa một lượng lớn vi khuẩn và virus. Vì vậy tốt nhất không nên ăn.

Tiết lợn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, bổ khí và dưỡng huyết.

Tuy nhiên, cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc.

Vì vậy, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Nguồn: [Link nguồn]

5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn

Thịt lợn đóng vai trò quan trọng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN