3 bộ phận đã ngon còn bổ, rẻ của con heo, không mấy người biết để mua

Thịt heo là nguyên liệu nấu ăn quen thuộc với mọi nhà. Tuy nhiên có những bộ phận của con heo rất ngon, giá lại rẻ nhưng nhiều người không biết để mua và chế biến.

Thịt má heo

Má heo là phần thịt nằm ở phần đầu của con heo, được lọc từ thịt thủ, bỏ cả phần tai heo. Má heo có đặc điểm là ít thịt, chủ yếu lớp da bên ngoài khá dày và cứng cùng với xương hàm. Tuy vậy, má heo được đánh giá là bộ phận cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa thịt má heo khi ăn giòn béo, có phần da dày kèm mỡ cứng nhưng không ngấy như các phần thịt mỡ heo khác.

3 bộ phận đã ngon còn bổ, rẻ của con heo, không mấy người biết để mua - 1

Thịt má heo có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, rán hay ướp tiêu tỏi nướng giấy bạc đều rất hấp dẫn. Dưới đây là cách làm má heo nướng tỏi các bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu:

- 300gr thịt má heo

- 2 muỗng canh nước tương;

- 1/2 muỗng canh giấm gạo ngọt;

- 1/2 muỗng canh rượu gạo;

- 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu xay;

- 3 nhánh tỏi băm;

- Rau xà lách (tùy thích)

Cách chế biến:

3 bộ phận đã ngon còn bổ, rẻ của con heo, không mấy người biết để mua - 2

- Thịt má heo thái bản to dày khoảng 1cm rồi đem ướp với nước tương, tỏi băm, hạt tiêu, rượu gạo và giấm gạo ngọt, để khoảng 1 tiếng đồng hồ cho thịt ngấm gia vị.

- Cho phần thịt đã ướp vào nồi chiên không dầu với nhiệt độ từ 150-160 độ C trong vòng 10 phút. Sau 10 phút, bạn trở mặt thịt và nướng thêm 5 phút. Nếu nướng bằng lò thì rải đều thịt trên vỉ nướng và bật lò ở 150 độ C, nướng khoảng 15 phút.

- Má heo chín đem thái miếng vừa ăn và bày ra đĩa rồi thưởng thức cùng rau xà lách và tương chấm.

Đuôi heo

Đuôi heo là phần cuối cùng của con heo, chế biến không cẩn thận có thể bị hôi nên nhiều người không hứng thú với nguyên liệu này nhưng thực chất đuôi heo rất bổ dưỡng. Đuôi của heo chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, glucid, lipid, sắt,...

3 bộ phận đã ngon còn bổ, rẻ của con heo, không mấy người biết để mua - 3

Chất protein của đuôi động vật, chủ yếu là ở da, gồm nhiều chất hợp thành như: Collagen, elastin, keratin, albumin, globulin… Các chất này có tác dụng liên kết chặt chẽ cấu trúc của tế bào, tăng cường sự hấp thụ oxy của da, giữ độ ẩm và làm tăng tính đàn hồi, chống lão hóa da, bảo vệ làn da trước sự tấn công của các yếu tố bất lợi của môi trường.

Trong phương pháp thực trị của đông y, đuôi heo thường được dùng dưới dạng ninh nhừ cùng với một số dược liệu có tác dụng bổ thận, ích tinh, kiện cường gân cốt, kiện tỳ vị, thông khí hoạt huyết.

Các bạn có thể làm đuôi heo chiên giòn theo công thức sau:

Nguyên liệu:

- 300 gr đuôi heo

- 1 cây sả đập dập 

- 1 củ gừng cắt lát 

- 1 quả ớt

- 2 muỗng cà phê đường 

- 30 ml nước cốt chanh 

- 2,5 muỗng cà phê muối 

- 200 ml dầu ăn 

Cách chế biến:

3 bộ phận đã ngon còn bổ, rẻ của con heo, không mấy người biết để mua - 4

- Đuôi heo cạo sạch lông, rửa sạch với nước muối, để ráo, cắt thành nhiều khúc nhỏ vừa ăn.

- Bắc lên bếp 1 nồi nước, khi nước sôi cho vào 300gr đuôi heo, 1 cây sả đập dập, 1 củ gừng nhỏ cắt lát. Luộc đuôi heo từ 20 - 25 phút đến khi thịt chín đều.

- Vớt đuôi heo ra để ráo nước, dùng tăm nhọn xăm đều trên bề mặt. Bước này giúp da heo thấm đều gia vị, chiên sẽ giòn hơn.

- Cho vào tô phần đuôi heo đã sơ chế, 1/2 muỗng cà phê muối, 15ml nước cốt chanh, trộn đều. Bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và ướp 30 phút.

- Làm muối chấm: Cho vào bát 1 quả ớt, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê muối. Dùng chày giã nát hỗn hợp. Tiếp theo cho vào khoảng 15ml nước cốt chanh, khuấy đều.

- Chuẩn bị 1 chảo dầu nóng, cho đuôi heo vào chiên trên lửa nhỏ đến khi chín vàng giòn. Đuôi heo sau khi chiên có lớp da giòn rụm, bùi bùi, beo béo, chấm cùng muối ớt cay mặn, chua ngọt thì vô cùng tuyệt vời.

Xương lưỡi liềm

3 bộ phận đã ngon còn bổ, rẻ của con heo, không mấy người biết để mua - 5

Vị trí của xương lưỡi liềm nằm ở ngã ba của phần chân trước con lợn, nơi có chiếc xương giống lưỡi liềm. Xương lưỡi liềm cũng chính là một phần sụn, rất giòn, dùng để hầm súp hay canh... rất bổ dưỡng và ngon miệng. Hai lợi ích lớn của xương lưỡi liềm đó là:

- Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong xương lưỡi liềm cao, rất thích hợp cho trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, người già bị loãng xương. Phụ nữ có thể ăn một ít xương lưỡi liềm đúng cách để bổ sung canxi trong thai kỳ, hiệu quả tương đối tốt.

- Cung cấp dinh dưỡng: Thịt xương lưỡi liềm rất giàu protein và chiết xuất chứa nitơ hòa tan trong nước, bao gồm nhiều loại protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của cơ thể. Bên cạnh đó, xương lưỡi liềm có giá trị rất cao trong việc giữ gìn sức khỏe, sử dụng xương lưỡi liềm có tác dụng bổ sung vitamin rất hiệu quả. Vì xương lưỡi liềm ít thịt và xương giòn nên không thích hợp để xào, nhưng xương lưỡi liềm có thể dùng để nướng, hầm, chiên giòn.

Cách nấu xương heo hầm bí đỏ

Nguyên liệu:

- Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng vuông

- Xương lưỡi liềm heo

- Tỏi băm

- Xì dầu, mắm, muối tiêu, dầu ăn

Cách chế biến:

3 bộ phận đã ngon còn bổ, rẻ của con heo, không mấy người biết để mua - 6

- Xương heo rửa sạch, trụng với nước sôi để khử mùi tanh. Sau đó ướp với chút muối và tỏi băm rồi xào sơ qua với giấm táo. Tiếp theo đổ nước vào hầm xương khoảng 40 phút. Lưu ý là phải vớt bọt liên tục cho nước trong.

- Khi xương đã ninh kỹ, cho bí đỏ vào hầm cùng khoảng 10 phút rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Trình bày ra đĩa và thưởng thức.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ phận ”giòn sần sật” trên con lợn vừa ngon vừa đại bổ

Nhiều người khi đi chợ không chú ý đến bộ phận này, rất phí phạm vì nó là miếng thịt đại bổ trên con lợn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa  ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN