Lấy nấm làm bonsai, bán giá hàng trăm nghìn đồng/chậu, trưng Tết xong vẫn có thể ăn

Sự kiện: Dạo chợ

Loại nấm này sau khi trưng Tết xong có thể sử dụng làm nguyên liệu để chế biến món ăn.

“Những chậu nấm linh chi này đều được tôi tự tay nuôi cấy mô và trồng vào trong chậu. Loại nấm này có màu hoàn toàn tự nhiên, khách mua về trưng Tết xong có thể đem phơi khô để ngâm rượu hoặc làm nguyên liệu chế biến một vài món ăn bổ dưỡng khác”, chị Mai Thị Ánh Xuân (SN 1991) – chủ một trang trại trồng nấm có tiếng ở Bến Tre, cho hay.

Chị Xuân đã nhập phôi nấm từ Đài Loan về nuôi. Theo chị, loại nấm này có giá trị hơn và thời gian nuôi cũng lâu hơn. Chị cho biết năm ngoái, chị sử dụng nấm linh chi đỏ để nuôi và trồng vào chậu làm bonsai chơi Tết. Thời gian nuôi cấy loại nấm linh chi đỏ chỉ có khoảng hơn 1 tháng là được.

Những chậu nấm linh chi bonsai được chị Ánh Xuân chọn lọc những cây đẹp để đưa vào.

Những chậu nấm linh chi bonsai được chị Ánh Xuân chọn lọc những cây đẹp để đưa vào.

Loại nấm năm nay phải nuôi thời gian khoảng 3 tháng trở lên mới có thể đưa vào chậu. “Loại nấm này màu sắc đẹp, giá trị cao hơn nên giá bán cũng cao hơn”, chị nói.

Hiện, giá bán mỗi chậu dao động từ hơn 100.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng/chậu. Những chậu cây nấm này chị đều trang trí thêm sen đá, cỏ… để chậu đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn.

Phần đế chậu chị sử dụng mùn cưa để nấm linh chi có thể phát triển tiếp trong thời gian trưng Tết. Những cây nấm này đều được chọn lựa loại đẹp, khách có thể trưng bao lâu tùy theo sở thích. Mỗi ngày, mọi người nên sử dụng bình xịt nước dạng sương để xịt vào nấm cho chúng lớn.

Các chậu nấm này được bán giá dao động từ hơn 100.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng/chậu.

Các chậu nấm này được bán giá dao động từ hơn 100.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng/chậu.

“Các cây sen đá và cỏ trồng trong chậu nếu biết chăm sóc thì chúng vẫn sẽ sinh trưởng và phát triển bình thường. Người chơi nấm xong nhổ ra để sử dụng thì sẽ chăm tiếp cho các cây khác trong chậu lớn tiếp. Đó cũng là điểm mà nhiều người ưa thích chậu cảnh này”, chị nói.

Năm ngoái, chị dùng nấm linh chi đỏ có phun bóng để tạo độ đẹp cho cây nấm. Tiếp nữa, phần gốc của nấm chị Ánh Xuân có sử dụng thêm keo để dính lại cho chắc chắn, không bị ảnh hưởng cây khi vận chuyển. Vì vậy, loại nấm này không thể ăn được sau khi trưng Tết.

Sau đó, chị suy nghĩ rất nhiều về việc một cây nấm giá trị dinh dưỡng như vậy mà không sử dụng để ăn thì rất lãng phí. Chị đã tìm cách không cần phun bóng mà nấm vẫn đẹp và chị sử dụng màng bọc thực phẩm khi vận chuyển để phần gốc cây không bị bật lên trong quá trình vận chuyển.

Chị Ánh Xuân dự định sẽ làm khoảng 200 chậu nấm bonsai để bán ra thị trường cây cảnh dịp Tết này.

Chị Ánh Xuân dự định sẽ làm khoảng 200 chậu nấm bonsai để bán ra thị trường cây cảnh dịp Tết này.

“Năm trước, tôi tính làm chơi chơi vài chậu để nhà trưng Tết nhưng khách đặt mua hết. Tôi làm được khoảng 20 chậu, không đủ để bán. Năm nay, tôi dự định sẽ bán ra thị trường khoảng 100 chậu nấm linh chi Đài Loan từ bé đến to để phục vụ khách hàng”, chị chia sẻ thêm.

Hiện, khách hàng của chị cũng liên hệ đặt mua vài chục chậu, có khách mua luôn 10 chậu, có người mua 20 chậu để về bán lại.

Được biết, nấm linh chi lên chậu làm bonsai chơi Tết có mặt trên thị trường mấy năm trở lại đây. Nhiều người đưa các cây nấm có hình dáng độc, lạ lên chậu và bán giá lên đến cả triệu đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Dù giá thấp hơn so với năm ngoái, nhà vườn cho biết lượng khách đặt mua giảm gần 1 nửa so với năm ngoái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGUYỄN THƠM ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN