Kỳ lạ con vật ưa ngửi khói, uống sữa và ăn trứng gà có giá 300 nghìn đồng/kg

Sự kiện: Dạo chợ

Từ món ăn bình dị, dân dã của miền sông nước, giờ đây con vật này được nhiều người lùng mua và được bán ở các cửa hàng, siêu thị với giá 150 nghìn đồng/giỏ 500g.

Là động vật sống dưới nước, ốc trở thành món ăn dân dã, phổ biến và quen thuộc với hầu hết người dân ở các tỉnh thành. Đặc biệt, những loại ốc sống ở môi trường nước ngọt như ốc bươu đen, ốc mít, ốc nhồi, ốc lác, ốc vặn đều có giá thành rất rẻ, chỉ từ 10-80 nghìn đồng/kg.

Thông thường, ốc sau khi bắt lên khỏi mặt nước sẽ được mọi người sơ chế bằng cách ngâm với nước sạch có thêm vào vài lát ớt hoặc nước vo gạo để ốc nhả hết những cặn bẩn bên trong rồi chế biến luôn.

Tuy nhiên, tại một số tỉnh thành ở miền Tây, người dân nuôi ốc bằng cách rất kỳ lạ, đó là cho ốc ngửi khói từ 4-5 tháng mới mang chế biến. Đặc biệt, ốc còn được ăn sữa và trứng gà để vỗ béo, có giá bán lên đến 300 nghìn đồng/kg khiến nhiều người bất ngờ.

Ốc lác gác bếp được bán ở siêu thị với giá 149 nghìn đồng/500g.

Ốc lác gác bếp được bán ở siêu thị với giá 149 nghìn đồng/500g.

Chia sẻ về món ốc đặc biệt này, chị Bùi Thị Thơ, trú tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết, ở miền Tây trước đây, ốc nhiều vô kể. Đặc biệt, vào mùa nắng hạn hàng năm, dưới lớp đất của những ruộng lúa khô cằn, nứt nẻ, người dân phát hiện ra những con ốc lác vẫn còn sống, to tròn, béo khoẻ.

Từ đó, đến mùa nước nổi, người dân bắt được ốc mới nghĩ ra cách để vào giỏ tre, treo lên gác bếp để ăn dần quanh năm. Đặc biệt, sau thời gian “nuôi” trên gác bếp từ 2-4 tháng, những con ốc này không những không bị chết hay teo tóp lại mà còn trở nên mập mạp và béo hơn nuôi trong ao hồ.

Ốc được ngửi khói 4-5 tháng và bán ra thị trường.

Ốc được ngửi khói 4-5 tháng và bán ra thị trường.

“Tôi không biết món ốc gác bếp này có từ bao giờ nhưng vài năm gần đây thì nhiều người coi đây là món đặc sản của miền Tây và lùng mua để ăn hoặc làm quà biếu. Vì vậy, nhiều hộ dân đã tiến hành sản xuất, làm thương mại và bán với giá từ 290-300 nghìn đồng/kg”, chị Thơ nói.

Theo chị Thơ, trước đây, người dân chế biến món ốc gác bếp rất đơn giản. Ốc sau khi treo trên gác bếp từ 3-5  tháng sẽ được mang xuống, rửa sạch rồi mang đi luộc sả, nướng hoặc hấp nước dừa đều rất ngon.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, mọi người bày cho nhau cách chế biến kỳ công hơn giúp con ốc béo và thơm hơn cách truyển thống. Cụ thể, ốc gác bếp được mang xuống sẽ mang rửa sạch bụi bếp rồi ngâm trong sữa tươi và trứng gà khuấy đều trong khoảng 30 phút.

Ốc trước khi chế biến được nuôi trên gác bếp từ 4-5 tháng và cho uống sữa, ăn trứng gà.

Ốc trước khi chế biến được nuôi trên gác bếp từ 4-5 tháng và cho uống sữa, ăn trứng gà.

Sau khi ốc đã mở miệng, uống hết hỗn hợp sữa và trứng gà sẽ cho ốc vào chế biến các món như bình thường.

“Ốc gác bếp chế biến theo cách này, khi ăn sẽ cảm nhận độ thơm ngọt, dai giòn bởi lớp thịt dày, chắc và không còn nhớt. Những con ốc béo, giòn dai sần sật chấm với nước mắm cay cay, mặn mặn, không gì sánh bằng”, chị Thơ chia sẻ.

Bắt tay vào làm ốc gác bếp và cung ứng ra thị trường mới được hơn 1 năm, nhưng anh Nguyễn Cao Trí Năng, trú tại TP. Trà Vinh (Trà Vinh) cho biết, trước đây, bắt được con ốc nào bà con cũng để làm ốc gác bếp nhưng qua trải nghiệm thực tế, ốc lác gác bếp vẫn là ngon nhất.

Ốc gác bếp được nhiều người tìm mua và chế biến những món ngon. (Ảnh: Ốc gác bếp).

Ốc gác bếp được nhiều người tìm mua và chế biến những món ngon. (Ảnh: Ốc gác bếp).

“Con ốc lác màu xanh đen, kích thước nhỏ hơn ốc bươu đen, trên thân có những đường kẻ sọc hơi vàng, phần đuôi bằng. Thịt ốc lác giòn, ngọt, béo và dai hơn ốc bươu đen sau khi gác bếp”, anh Năng phân tích.

Theo anh Năng, sở dĩ ốc gác bếp có giá thành cao hơn các loại ốc thông thường là vì toàn bộ những con ốc này đều được tuyển chọn kỹ càng ngay từ đầu. Trải qua quá trình treo gác bếp từ 4-5 tháng mới bán ra thị trường. Hơn nữa, cứ 10kg ốc tươi mới có thể cho ra được 3kg ốc gác bếp loại 1.

 Những con ốc to, khoẻ nhất được tuyển chọn để làm ốc gác bếp.

 Những con ốc to, khoẻ nhất được tuyển chọn để làm ốc gác bếp.

“Chúng tôi bán với giá 150 nghìn đồng/500g ốc gác bếp được đóng gói bằng giỏ tre, hộp giấy, túi zip, tặng kèm lá chanh và sả”, anh Năng nói.

Từ món ăn dân dã của bà con miền Tây, ốc gác bếp đã trở thành đặc sản, có mặt tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên toàn quốc. Hiện tại, mỗi tháng, doanh nghiệp của anh Năng cung ứng ra thị trường từ 10-12 tấn ốc gác bếp nhưng vẫn không phục vụ đủ nhu cầu của khách hàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh quy trình dát vàng lên hoa hồng, quà tặng “siêu sang” bán cả chục triệu đồng

Từ hoa hồng, hoa lan đến chiếc cốc đều được sử dụng vàng thật với quy trình chế tác hoàn toàn thủ công hút khách “siêu sang” nhân dịp 20/10 này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN