Huyền thoại sanh cổ ký đá “Phù Đổng Thiên Vương” kỳ vĩ nhất Việt Nam

Sự kiện: Cây cảnh hoa cảnh

Tác phẩm sanh có tên “Phù Đổng Thiên Vương” của đại gia Trường "giấy" được coi là một "huyền thoại" độc đáo trong làng cây Việt Nam.

Tác phẩm sanh cổ "Phù Đổng Thiên Vương" của ông Nguyễn Trọng Trường (Trường "giấy"), được giới chơi cây cảnh coi là một trong những huyền thoại độc đáo trong làng cây Việt Nam, không đụng hàng với bất kỳ một tác phẩm nào.

Tác phẩm sanh cổ "Phù Đổng Thiên Vương" của ông Nguyễn Trọng Trường (Trường "giấy"), được giới chơi cây cảnh coi là một trong những huyền thoại độc đáo trong làng cây Việt Nam, không đụng hàng với bất kỳ một tác phẩm nào.

Đây là tác phẩm kết hợp giữa cây và đá hay còn gọi là “mộc thạch tương sinh” đẹp nhất Việt Nam. 

Đây là tác phẩm kết hợp giữa cây và đá hay còn gọi là “mộc thạch tương sinh” đẹp nhất Việt Nam. 

Từng rễ cây bám vào đá rất uyển chuyển, ăn ý với khối đá, tạo nên một tổng thể hài hòa, có nét độc đáo riêng, không "đụng hàng" với bất kỳ một tác phẩm nào.

Từng rễ cây bám vào đá rất uyển chuyển, ăn ý với khối đá, tạo nên một tổng thể hài hòa, có nét độc đáo riêng, không "đụng hàng" với bất kỳ một tác phẩm nào.

Chủ nhân của tác phẩm này cho biết, trước kia, cây đặt trên một chậu nhỏ không phù hợp, sau khi mua về đặt cây lên chậu lớn làm tôn lên sự mạnh mẽ của cây.

Chủ nhân của tác phẩm này cho biết, trước kia, cây đặt trên một chậu nhỏ không phù hợp, sau khi mua về đặt cây lên chậu lớn làm tôn lên sự mạnh mẽ của cây.

Theo chủ nhân cũ của sanh cổ "Phù Đổng Thiên Vương", cây được ký lên một khối đá nguyên khối khai thác từ rừng Cúc Phương (Ninh Bình). 

Theo chủ nhân cũ của sanh cổ "Phù Đổng Thiên Vương", cây được ký lên một khối đá nguyên khối khai thác từ rừng Cúc Phương (Ninh Bình). 

Khối đá trước khi được sử dụng, nghệ nhân phải dùng axit tẩy lớp vỏ bên ngoài, sau đó đưa xuống bùn ao ngâm hơn một năm. Cuối cùng dùng khoai tây nghiền nát trộn với mỡ lợn trát lên đá để tạo màu và khử âm khí.

Khối đá trước khi được sử dụng, nghệ nhân phải dùng axit tẩy lớp vỏ bên ngoài, sau đó đưa xuống bùn ao ngâm hơn một năm. Cuối cùng dùng khoai tây nghiền nát trộn với mỡ lợn trát lên đá để tạo màu và khử âm khí.

Tác phẩm hiện tại đã được định giá nhiều tỷ đồng.

Tác phẩm hiện tại đã được định giá nhiều tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 2010, tác phẩm sanh cổ ký đá "Mộc Thạch Nghênh Phong" cũng từng gây xôn xao giới sinh vật cảnh Việt Nam khi được tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là "Cây Sanh trồng chậu ôm đá nghệ thuật lớn, cổ nhất Châu Á".

Trước đó, vào năm 2010, tác phẩm sanh cổ ký đá "Mộc Thạch Nghênh Phong" cũng từng gây xôn xao giới sinh vật cảnh Việt Nam khi được tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là "Cây Sanh trồng chậu ôm đá nghệ thuật lớn, cổ nhất Châu Á".

Phần thân chính chạy thành một dải kết bện thành mảng lâu ngày đã quyện vào đá chỉ còn lại một phần rất nhỏ nổi bề ngoài. Bộ rễ đã phát triển đến ngày nay gần như đã "nuốt trọn" hòn non bộ thành "mộc thạch tương sinh" nghệ thuật rất độc đáo.

Phần thân chính chạy thành một dải kết bện thành mảng lâu ngày đã quyện vào đá chỉ còn lại một phần rất nhỏ nổi bề ngoài. Bộ rễ đã phát triển đến ngày nay gần như đã "nuốt trọn" hòn non bộ thành "mộc thạch tương sinh" nghệ thuật rất độc đáo.

Nguồn: [Link nguồn]

Sanh cổ tọa trên “mái chùa”, đại gia trả 3 tỷ đồng nhưng chủ nhân không bán

Tác phẩm “Cửu long tọa sơn” mang nét đặc trưng vùng quan họ Bắc Ninh khiến du khách thích thú.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Cây cảnh hoa cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN