Choáng ngợp nhiều gia đình Việt chi tiền tỷ sắm đồ dùng làm bếp mùa giãn cách

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều gia đình Việt đã mạnh tay chi bạo, mua sắm những thiết bị nhà bếp hiện đại nhất để nâng việc nấu nướng lên “tầm cao mới”. Nhiều bà nội trợ chia sẻ, số tiền đầu tư lên đến cả tỷ đồng. 

Đại dịch Covid-19 đã biến không gian sống của nhiều gia đình trở thành “khu tổ hợp” với nhiều chức năng như phòng học, phòng làm việc, khu vui chơi giải trí... Đặc biệt, khu vực bếp lại trở thành trung tâm của căn nhà khi mọi người thực hiện giãn cách xã hội, phần lớn đều phải tự nấu ăn tại gia.

Trước nhu cầu sử dụng nhiều hơn, các gia đình Việt đã mạnh tay chi tiền để nâng cấp căn bếp trở thành nơi tiện nghi tối ưu. Trên các trang mạng xã hội, trào lưu nấu ăn, chăm sóc nhà cửa nhà, chia sẻ hình ăn căn bếp… gần như bùng nổ và thu hút sự quan tâm của hàng triệu người.

Mua sắm dụng cụ làm bếp trở thành một trào lưu mới trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Trần Hồng Nam)

Mua sắm dụng cụ làm bếp trở thành một trào lưu mới trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Trần Hồng Nam)

Chị Lan Hương (32 tuổi, Hà Nội) cho biết vừa mở rộng diện tích căn bếp lên 60m2 để có thể thoải mái để những món đồ gia dụng mà chị yêu thích nhất. Căn bếp có hàng trăm món đồ: từ nồi đa năng, lò đa năng, nồi nấu chậm, nồi lẩu kèm hấp, nồi chiên ngập dầu, các loại máy móc để làm bánh, các máy nấu sữa hạt, máy nước nóng, máy gọt hoa quả, máy nấu trà... Các loại xoong, nồi, chảo, bát đũa cũng có nhiều bộ…

Có những bộ nồi trị giá hơn 20 triệu đồng xong mua về không phù hợp với mục đích sử dụng nên phải cất vào kho để mua bộ khác về dùng. Cứ như vậy, số lượng đồ bếp trong nhà càng lúc càng tăng lên, đi cùng với đó là những tiện ích tối ưu nhất, ngoài ra cũng khiến không gian căn bếp trở nên đẹp mắt, sang trọng và cực “xịn”.

Tổng số tiền đầu tư cho căn bếp hơn nửa tỷ đồng, trong đó phần lớn số tiền dành cho việc mua sắm dụng cụ bếp. Ví dụ như: 100 triệu đồng cho chiếc bếp tích hợp sẵn hệ thống hút mùi hay chiếc tủ lạnh mini màu hồng, giá hơn 40 triệu đồng chỉ để... cất mỹ phẩm, lò nướng dung tích lớn 37 triệu động, máy hút mùi 58 triệu đồng, máy lọc nước 48 triệu đồng… (Ảnh: Đào Lan Hương)

Tổng số tiền đầu tư cho căn bếp hơn nửa tỷ đồng, trong đó phần lớn số tiền dành cho việc mua sắm dụng cụ bếp. Ví dụ như: 100 triệu đồng cho chiếc bếp tích hợp sẵn hệ thống hút mùi hay chiếc tủ lạnh mini màu hồng, giá hơn 40 triệu đồng chỉ để... cất mỹ phẩm, lò nướng dung tích lớn 37 triệu động, máy hút mùi 58 triệu đồng, máy lọc nước 48 triệu đồng… (Ảnh: Đào Lan Hương)

Bộ dụng cụ đồ làm bếp Kitchenaid Pro mà “hội chị em” luôn ao ước. Tổng giá trị các thiết bị trong ảnh lên tới hơn 100 triệu đồng. (Ảnh: Trần Trang)

Bộ dụng cụ đồ làm bếp Kitchenaid Pro mà “hội chị em” luôn ao ước. Tổng giá trị các thiết bị trong ảnh lên tới hơn 100 triệu đồng. (Ảnh: Trần Trang)

“Từ khi thực hiện giãn cách xã hội cả gia đình gần như chỉ ăn cơm nhà, ngày phải nấu 3 – 4 bữa. Trước đây tôi cũng thích nấu nướng nhưng không có nhiều thời gian, nhưng nhờ dịp này tôi quyết đầu tư đồ nội thất bếp chất lượng tốt để việc nấu nướng diễn ra dễ dàng hơn và chất lượng món ăn cũng đảm bảo hơn” – Chị Hương chia sẻ.

Một bà nội trợ “nghiện bếp” khác cho biết, nếu đã là người thích nấu ăn thường dễ “sa chân” vào “cơn nghiện” những món đồ gia dụng. Ngày nay, đồ làm bếp không chỉ là bát, đũa, nồi niêu, bếp nấu… mà còn hàng trăm món đồ khác. Ví dụ như muốn làm bánh thì phải có lò nướng, máy đánh trứng, các loại khuôn… Trong khi đó, lò nướng lại có lò nướng đa năng, nồi chiên không dầu… mỗi loại lại tích hợp những chức năng khác nhau mà những “đầu bếp tại gia” thường… thích tất cả.

Chỉ riêng với nồi chiên không dầu, chị Huyền (Tân Bình,TP.HCM) đã thử bốn loại khác nhau. Chị từng thích một hãng nồi nổi tiếng của Hà Lan được nhiều bà nội trợ khuyên dùng, sau đó lại lên Amazon tìm được một nồi của Mỹ, dùng ổn hơn và khắc phục được nhiều vấn đề mà chiếc nồi cũ không làm được.

Căn bếp trông đơn giản, gọn gàn nhưng lại là khu vực “tốn tiền” nhất trong căn nhà của nhiều gia đình. (Ảnh: Phan Anh)

Căn bếp trông đơn giản, gọn gàn nhưng lại là khu vực “tốn tiền” nhất trong căn nhà của nhiều gia đình. (Ảnh: Phan Anh)

Cơn nghiện” đồ làm bếp được ví như nghiện quần áo, trang sức đồ hiệu với mức độ tốn kém tương đương nhau. (Ảnh: Trần Trang)

Cơn nghiện” đồ làm bếp được ví như nghiện quần áo, trang sức đồ hiệu với mức độ tốn kém tương đương nhau. (Ảnh: Trần Trang)

Nhiều người ví “cơn nghiện” đồ làm bếp không khác gì nghiện đồ hiệu, và mức độ tốn kém cũng tương đương nhau. Ví dụ như, 100 triệu đồng cho chiếc bếp tích hợp sẵn hệ thống hút mùi hay chiếc tủ lạnh mini màu hồng, giá hơn 40 triệu đồng chỉ để... cất mỹ phẩm, lò nướng dung tích lớn 37 triệu động, máy hút mùi 58 triệu đồng, máy lọc nước 48 triệu đồng… Những món đồ này đa số là hàng đồ gia dụng nhập khẩu.

Trên các trang mạng xã hội, việc đầu tư cho căn bếp trở thành trào lưu. Nhiều bà nội trợ chia sẻ không gian bếp gia đình gây choáng hợp bởi độ “xịn sò” mà bất kỳ chị em nào cũng mơ ước. 

Ở Châu Âu, một cuộc khảo sát từ Made.com (trang thông tin về thiết kế nội thất và phụ kiện) cho thấy trong thời gian giãn cách năm 2020, 40% người tiêu dùng đã quyết định đầu tư đồ gia dụng mới cho ngôi nhà của họ.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái 9x Sài Thành biến sân thượng thành “gia tài mùa dịch”, ai nhìn cũng trầm trồ

Chỉ với 5 triệu đồng, cô nàng 9x này đã biến sân thượng tầng 4 rộng 50m2 thành khu vườn trồng đủ các loại rau củ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN